Nguyên nhân gây loãng xương ở người già là do đâu?

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố ăn uống thiếu chất là nguyên nhân gây loãng xương. Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.

Nguyên nhân gây loãng xương ở người lớn tuổi

Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết; bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp.

- phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xươngcột sống đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột.

Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao

Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao

- Tỷ lệ loãng xương týp II ở nữ gấp đôi nam và hay gặp gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống. Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường tuyến cận giáp trạng thứ phát. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguyên nhân gây loãng xương: yếu tố di truyền, không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.

- phụ nữ sau khi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2 – 4% mỗi năm trong suốt 10 đến 15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi giảm từ 30 đến 50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi (65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay… hơn hẳn nam giới cùng tuổi.

- Ở người cao tuổi, bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính là nguyên nhân gây loãng xương.

- Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp cường tuyến cận giáp cường tuyến vỏ thượng thận tiểu đường và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục như: buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam ở người cao tuổi.

Nguyên nhân gây loãng xương do các bệnh nội tiết

Nguyên nhân gây loãng xương do các bệnh nội tiết



-  Người già hay bị mắc bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu

- Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

- Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan) thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin) thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid là nguyên nhân gây loãng xương. Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật