Những sai lầm không ngờ của mẹ làm hại hệ tiêu hóa của trẻ
Kinh ngạc: Đến 90% mọi người đang đi vệ sinh không đúng
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng sữa cho trẻ nhất định phải biết
1. Chỉ cho con ăn duy nhất đồ xay nhuyễn trong thời gian dài
Điều này sẽ làm hại hệ tiêu hóa của trẻ mà mẹ không hề biết. Theo các chuyên gia, khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm thì thức ăn cần được xay thật nhuyễn và mịn, để con làm quen dần với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ
Tuy nhiên, giai đoạn ăn đồ xay nhuyễn chỉ nên kéo dài trong khoảng 1 - 2 tháng. Sau đó, mẹ cần tăng dần độ thô trong thức ăn của con. Từ bột chuyển sang cháo loãng, rồi cháo đặc, sau đó là cơm. Các loại rau củ hay thực phẩm khác cũng chuyển từ xay nhuyễn sang băm nhỏ, thái hạt lựu rồi để nguyên miếng…
Việc tăng dần cấp độ thô trong quá trình ăn dặm của trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi cùng với sự phát triển của cơ hàm và hệ tiêu hóa thức ăn cũng cần tăng độ thô để bé tập nhai, cơ hàm được hoạt động và hệ tiêu hóa dần thích nghi với việc tiêu hóa thực phẩm thô. Nếu mẹ cứ liên tục cho con ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ dần tới hệ quả là, cơ hàm và răng miệng của trẻ không được hoạt động, trẻ chậm biết nhai và biếng ăn hệ tiêu hóa của trẻ cũng chỉ quen với việc ăn đồ xay nhuyễn nên không có sự phát triển đúng và theo kịp độ tuổi. Dẫn tới nguy cơ suy yếu hệ tiêu hóa và đau dạ dày khi trẻ lớn lên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn cháo xay nhuyễn hỗn hợp quá lâu khiến trẻ chậm phát triển và dễ sinh ra chứng biếng ăn.
Chỉ cho con ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ làm hại hệ tiêu hóa của trẻ
2. Cho con ăn cháo ăn liền
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà mẹ không có nhiều thời gian cho con của mình. Để tiết kiệm thời gian, không ít người mua các sản phẩm cháo ăn liền cho con ăn. Tuy nhiên, cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Do đó đây không phải là sự lựa chọn tốt cho trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, việc hấp thụ những món ăn chế biến sẵn nghèo dinh dưỡng như cháo ăn liền là vô cùng tai hại.
3. Ép con ăn nhiều
Cha mẹ cần hiểu rằng, tùy vào từng thể trạng cơ thể mà sức ăn và nhu cầu ăn của trẻ là khác nhau. Có trẻ cần ăn nhiều, cũng có trẻ chỉ cần ăn ít. Và chỉ có bản thân trẻ mới hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của bản thân. Nhiều bà mẹ luôn có tư tưởng ép con ăn thật nhiều, vì nghĩ rằng như thế mới là đủ, hoặc vì thấy trẻ khác ăn nhiều nên cũng ép con mình ăn nhiều. Điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi chính việc ép con ăn ngay từ những buổi đầu tiên ăn dặm, đã khiến trẻ mất đi cảm giác no và đói, trẻ không phân biệt được khi nào mình đói và no, dẫn tới biếng ăn và sợ ăn. Tình trạng biếng ăn có thể nghiêm trọng đến mức trẻ cả ngày không chịu ăn uống gì. Đó là do hệ tiêu hóa của trẻ bị ép hoạt động quá mức, vượt quá nhu cầu và khả năng của cơ thể, dẫn tới rối loạn cảm giác và trẻ không còn ham muốn ăn cũng như không cảm thấy đói.
4. Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn
Táo bón và nổi mẩn là 2 triệu chứng cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trong độ tuổi ăn dặm. Do đó mà nhiều bà mẹ thường bỏ qua và cho đó là chuyện thường. Nhưng những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn của con đang gặp vấn đề, nên mẹ không nên coi thường.
Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới, hoặc trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt axit béo đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).
5. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm
Thông thường thời điểm lý tưởng nhất để cho trẻ ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Một số trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ khoảng 5 tháng tuổi hoặc muộn hơn một chút, tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần căn cứ vào những dấu hiệu cho thấy việc trẻ đã sẵn sàng tiếp nhận thức ăn khác ngoài sữa như: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn.
Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao. Bên cạnh đó, nếu hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng mà đã phải tiếp nhận thức ăn khác thì rất dễ bị tổn thương, gây hệ quả về sau này.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:00 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:09 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023