Sa trực tràng, nám da: Mách các mẹ cách đối mặt với chúng khi mang bầu

Các bệnh khi mang thai

Sa trực tràng đái tháo đường nám da là một trong những vấn đề thường gặp ở bà bầu

4 điều đại kỵ mẹ bầu nào cũng cần thuộc lòng kẻo con chào đời sớm

Mẹ bầu 9 tháng bị bắn xuyên tử cung, em bé vẫn sống sót một cách thần kỳ

Trong quá trình mang thai mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé Dưới đây mà những mối nguy hiểm mà mẹ bầu nào cũng cần biết để kịp thời nhận biết và sớm có biện pháp giải quyết. 

Sa trực tràng và tử cung

Mẹ bầu nên biết rằng triệu chứng sa trực tràngtử cung có thể gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Dây chằng yếu và căng do quá trình chuyển dạ diễn ra căng thẳng dẫn đến chứng sa trực tràng và tử cung. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình và sớm gặp bác sĩ, vẫn sẽ có những cách giúp cải thiện tình trạng này. Chứng sa trực tràng và tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật nhưng nó được đánh giá là hiệu quả không cao đối với bà bầu vì tâm lý. 

Rách tầng sinh môn 

Trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn của phụ nữ giãn không đủ rộng cho em bé chui ra thì sẽ rất dễ bị rách, ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ. Ngoài ra, việc rách tầng sinh môn có thể dẫn đến nguy cơ sa tử cung âm đạo, trực tràng bàng quang

Trong những trường hợp thai bị suy, việc thai phụ sinh khó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi Do vậy, lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ giúp sản phụ dễ dàng sinh nở hơn.

Nám da

Nám da xuất hiện do thay đổi nội tiết trong cơ thể trong quá trình mang thai Khi mang thai mẹ bầu thường xuất hiện mụn trứng cá và nám da do sự gia tăng estrogen và progesteron. Theo các chuyên gia, sự thay đổi ngoại hình theo hướng tiêu cực, bao gồm cả nám da là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị trầm cảm trong thai kỳ  

Chọc dò màng ối

Khi bắt đầu chuyển dạ bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra dịch ối. Trong trường hợp nước ối chưa cạn, bác sĩ sẽ tiến hàng chọc dò màng ối Đây là thủ tục khiến nhiều mẹ bầu không thoải mái nhưng lại có lợi đối với người lười vận động khi mang thai hay người gặp vấn đề về nước ối. 

Bé bị hít ối phân su

Hội chứng hít ối phân su là bệnh thường gặp khi bé xuất hiện vấn đề về hô hấp do hít phải phân su khi còn trong bụng mẹ ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc trong quá trình sinh nở Thông thường, trẻ sinh non ít gặp phải tình trạng này. Chúng chỉ phổ biến ở những trẻ đủ tháng hoặc già tháng.

Để nhận biết hội chứng nguy hiểm này, các bác sĩ sẽ theo dõi sát nhịp tim của thai nhi trước khi bé lọt lòng. Nếu bé có nhịp tim thấp hơn mức bình thường hoặc là trường hợp sinh già tháng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng trẻ hít phải nước ối phân su.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra do hoocmon từ nhau thai làm cho bào thai tăng lên gây ra sự đề kháng insulin trong cơ thể mẹ. Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 18% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé, khiến bé quá to, gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh nở.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là một cơ quan phát triển trong tử cung cùng với thai nhi cung cấp dinh dưỡng oxy và là bộ phận quan trọng vì nó gắn liền với dây rốn Thông thường, nhau thai sẽ nằm trong tử cung, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhau thai sẽ di chuyển tới nhiều vị trí khác. Lúc này, vấn đề về nhau thai lại khiến mẹ bầu phải lưu tâm, tránh trường hợp nhau thai không còn nằm trong tử cung, chỉ tồn tại trong thành tử cung và gây ra những vấn đề nguy hiểm.

Nhóm máu Rh không tương thích

Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh-dương hoặc Rh-âm. Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương. Trong 15% còn lại, không có các kháng nguyên D, nghĩa là những người trong số này có nhóm máu âm. Vấn đề sẽ phát sinh khi mẹ bầu có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương. Bệnh Rhesus, còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh là một biến chứng có thể xảy ra khi người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh-dương của em bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật