Tắc động mạch phổi, gây ra những cái chết bất ngờ, bạn có biết?
Những người bệnh may mắn
Bệnh nhân Đặng Thị T. (Hà Nội), 61 tuổi được chuyển đến Khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở và nghi ngờ suy tim sau 10 ngày nằm bất động tại bệnh viện tuyến dưới vì bị dập não nhẹ do tai nạn. Mặc dù dấu hiệu bệnh mơ hồ nhưng bệnh nhân đã được các bác sĩ nghĩ đến TĐMP và cho thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Kết quả cho thấy động mạch phổi của bà T. bị tắc bởi huyết khối có nguồn gốc từ tĩnh mạch chi dưới. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị thuốc chống đông và các kỹ thuật điều trị tốt nhất, bởi chậm trễ có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Trong số những bệnh nhân may mắn thì trường hợp của anh Nguyễn T K, 43 tuổi (Hà Nội) thật đặc biệt. Do có dấu hiệu đau ngực không rõ ràng và bị shock nên anh K. được sơ cứu ở một phòng mạch sau đó chuyển đến Viện tim mạch. Sau khi các nguyên nhân khác được loại trừ, bệnh nhân được chẩn đoán TĐMP. Trước khi ra viện bệnh nhân có cho các bác sĩ xem hai trang nhật ký của bố bệnh nhân- người đã đột tử cách đây gần 20 năm. Điều kỳ lạ là lần đầu tiên bố anh K. bị tắc động mạch phổi cũng đúng bằng tuổi anh bây giờ, khi đó ông đang làm việc tại Thái Lan. Sau lần được cứu sống tại một bệnh viện ở Bangkok, ông có chỉ định phải uống thuốc chống đông hằng ngày. Một lần được người quen mách dùng một vị thuốc tự chế nào đó của thầy lang, ông sẽ không phải dùng thuốc chống đông hằng ngày nữa và ông đã thực hiện theo. Tiếc rằng đó là dòng cuối cùng ông kể trong hai trang nhật kí vì một cơn đau ngực, khó thở bất thường đã khiến ông tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện.
Theo ThS. Hoàng Bùi Hải, nguyên nhân tử vong của bố anh K. rất có thể là TĐMP cấp tính tái phát, do không sử dụng đúng và đủ thuốc chống đông. Mối liên hệ tuổi tác và bệnh tật của 2 bố con anh K. có nhiều khả năng liên quan đến sự thiếu hụt protein S và C trong máu mang tính di truyền nên phải sử dụng thuốc chống đông suốt đời.
Những người có nguy cơ đối mặt với tử thần
TS. Nguyễn Quang Tuấn - Viện tim mạch cho biết, tắc động mạch vành thường là do xơ vữa động mạch còn TĐMP lại do các cục huyết khối tại chỗ hoặc từ nơi khác chảy đến. Nguyên nhân chính của bệnh là viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, khi tĩnh mạch bị viêm tắc sẽ hình thành những cục máu đông chúng sẽ theo tuần hoàn chảy lên động mạch phổi và gây tắc. Những người tai biến mạch máu não nằm lâu, bệnh nhân ung thư chấn thương sọ não bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương thay thế khớp gối, khớp háng,... cũng có nguy cơ tắc động mạch phổi do bất động lâu ngày. Những người thiếu protein S và C, đột biến yếu tố V Leiden bẩm sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bên cạnh đó thì đối tượng rất dễ mắc bệnh là phụ nữ có thai, phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormon thay thế lâu ngày.
ThS. Hoàng Bùi Hải cũng nhấn mạnh, tắc động mạch phổi dễ bị tái phát đối với những người đã có tiền sử mắc bệnh này nếu không được theo dõi và điều trị.
Phải nghĩ đến TĐMP khi mới có biểu hiện
Các bác sĩ cho biết, đa số bệnh nhân đến nhập viện đều trong tình trạng cấp cứu, có người tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện hoặc ngay khi nhập viện. Sự nguy hiểm của bệnh chính là dấu hiệu bệnh rất mơ hồ, người bệnh không có một dấu hiệu nào báo trước trừ biểu hiện đau ngực không rõ ràng và cảm thấy khó thở nhất là khi hít vào. Vì vậy người bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim tức ngực do phế quản phổi... Khi bị TĐMP, người bệnh sẽ bị thiếu ôxy máu tăng áp lực động mạch phổi gây ra suy tim phải cấp và dẫn đến tử vong. Do triệu chứng bệnh không điển hình nên khi đứng trước người bệnh có những dấu hiệu trên và người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ, bác sĩ cần phải nghĩ đến TĐMP. Thang điểm lâm sàng được các bác sĩ cấp cứu áp dụng để định hướng chẩn đoán. Sau đó người bệnh sẽ được làm điện tim, xét nghiệm khí máu, xét nghiệm D- Dimer, chụp CT-scanner động mạch phổi và hiện nay máy chụp cắt lớp 64 dãy cho phép phát hiện chính xác nhất vị trí động mạch phổi bị tắc. Khi đó người bệnh sẽ phải sử dụng ngay thuốc chống đông, có thể tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông (nếu không có chống chỉ định), sau đó có thể phải duy trì thuốc chống đông đường uống suốt đời.
Trong nhiều trường hợp phải chỉ định phẫu thuật cấp cứu nhưng đây là một phẫu thuật lớn và khó nên không dễ thực hiện ở nhiều cơ sở ngoại khoa.
Mặc dù là bệnh có nguy cơ tử vong cao và khó chẩn đoán nhưng theo các bác sĩ, vẫn có thể giảm nguy cơ của bệnh nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Cần phục hồi chức năng vận động sớm cho bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân tai biến mạch máu não, tránh thừa cân - béo phì phụ nữ có thai cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Điều trị dự phòng cho các bệnh nhân nguy cơ cao. Nếu có chỉ định điều trị thuốc chống đông đường uống phải thực hiện theo đúng lời dặn của bác sĩ và tái khám định kỳ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023