Thuốc dùng trong thiểu năng tuần hoàn não không phải ai cũng biết

Trước đây, thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều quy cho do vữa xơ động mạch. Ngày nay, thiếu máu cục bộ não thoáng qua được công nhận có căn nguyên phổ biến nhất là thiểu năng động mạch sống - nền và gọi thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là thiểu năng sống - nền. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua là dấu hiệu báo trước, là con đường ngắn nhất dẫn đến tai biến mạch máu não (TBMMN). Bệnh hay gặp ở người cao tuổi nên còn gọi là TNTHN tuổi già.

Biểu hiện của TNTHN

TNTHN có một số biểu hiện: chóng mặt mất thăng bằng, mất hay không mất ý thức, mất tập trung suy giảm trí nhớ kèm theo cơn đau đầu

Đau đầu có đặc trưng: đau từ vị trí phía sau, không có điểm cố định mà ở cả khu vực chẩm-cổ, không xuất hiện thường xuyên mà thường xen kẻ với các biểu hiện khác. Đôi khi có cơn sụp qui (drop attack): đột ngột chóng mặt choáng váng khuỵu rất nhanh xuống, song vẫn nhận biết, tỉnh táo, khi hết cơn thì đi lại được. Bị ù tai giảm thích lực tạm thời. Đột ngột thấy mắt mờ như qua lớp sương mù rồi mất thị lực một mắt hay một phần thị trường (trong vài giây, vài phút), có thể có mù thoáng qua (trong vài giờ), khi hết cơn, mắt trở lại bình thường. Có người có thể bị tê (hay liệt tạm thời) một bên chân một bên tay, có thể bị rối loạn cảm giác nông (đau, nóng, lạnh), giảm hay mất cảm giác nửa người, rối loạn cảm giác chủ quan (dị cảm), có thể bị rối loạn hay mất ngôn ngữ vận động, loạn phối hợp từ, mất ngôn từ trong 1- 6 giờ (có khi dài hơn).

Một số điểm lưu ý khi dùng thuốc

Phải phát hiện bệnh và điều trị sớm: vì các biểu hiện không đầy đủ, chỉ thoáng qua, nên TNTHN có khi dễ bị nhầm là suy nhược thần kinh rối loạn tiền đình cho dùng các vitamin B6, magiê thuốc an thần mà không dùng sớm và đúng thuốc cho bệnh TNTHN.

Phải điều trị ngay khi có cơn cấp: TNTHN, nhất là khi có xơ vữa động mạch nặng sẽ dễ dẫn tới TBMMN.

Khi bị TBMMN thì có 2 vùng tổn thương: vùng có lưu lượng máu thấp (10-15ml/100g não/phút) tế bào thần kinh bị hoại tử không có khả năng điều trị, vùng có lưu lượng máu não cao hơn (23ml/100g não/phút) tế bào thần kinh không hoạt động nhưng chưa bị hoại tử, gọi là “vùng nửa tối” có thể phục hồi, bằng cách tưới bù máu bằng tuần hoàn bàng hệ hay dùng các thuốc tăng trưởng thần kinh (như cerebrolysin). “Vùng nửa tối” chỉ tồn tại trong 3-72 giờ, nên việc phục hồi phải nhanh chóng với khẩu hiệu “thời gian là vàng”.

Một số thuốc thường dùng

Piracetam

Piracetam tác động trực tiếp lên, cải thiện khả năng dẫn truyền của cả chủ thể bình thường lẫn chủ thể từng trải qua một vài sự thiếu hụt chức năng, làm dịu sự dẫn truyền thần kinh ở não, cải thiện căn bản môi trường chuyển hóa, chức năng thần kinh, làm phục hồi sự nhận thức, học và nhớ, tính linh lợi, tỉnh táo nên trước đây được gọi là thuốc hưng trí.

Trong lâm sàng, piracetam được dùng:

- Trong TNTHN ở người cao tuổi với biểu hiện (như trên) tập trung là các biểu hiện: đau đầu chóng mặt suy giảm trí nhớ thiếu tập trung, thiếu linh lợi, lơ đểnh, có thay đổi hành vi.

- Trong TBMMN, trong hay tổn thương não (do va đập) để phục hồi tế bào thần kinh bị tổn thương.

- Trẻ em học khó kết hợp với viết khó, song không thay thế các biện pháp khác (giáo dục cá biệt cho trẻ chậm hiểu).

Không dùng piracetam trong 3 tháng đầu thai kỳ người suy thận nặng, suy gan người bị bệnh Huntington.

Cerebrolysin

Cerebrolysin đi vào bên trong tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung tâm. Hiệu lực là kết quả của các tương tác các peptid.

Các peptid xuyên qua hàng rào máu não, tạo ra hiệu ứng trên tế bào thần kinh.

- Kích thích dinh dưỡng thần kinh: các peptid có tác dụng độc nhất vô nhị trên dinh dưỡng thần kinh. Chúng bảo đảm sự tồn tại, tính đặc trưng, bảo vệ tế bào thần kinh.

- Điều biến thần kinh: do sự điều biến thần kinh mềm dẻo này, cerebrolysin đề kháng lại sự giảm oxy thiếu máu cục bộ và tổn thương thực thể não, bảo vệ thần kinh, cải thiện hành vi nhân cách, năng lực trí tuệ sự học tập

- Điều chỉnh chuyển hóa (regulateve metabolic): cerebrolysin có thể điều chỉnh và chuẩn hóa lại sự rối loạn chuyển hóa bên trong tế bào thần kinh.

- Ngoài ra, cerebrolysin làm hạ thấp nồng độ lactat trong não gần như đến mức chuẩn, dẫn tới làm giảm sút sự hình thành gốc tự do; làm tăng sự kết hợp chặt chẽ của leuxin trong tế bào thần kinh theo đó làm tăng tốc độ tổng hợp protein

Ngoài các hiệu năng như Piracetam cerebrolysin còn có các tác dụng dược lý quí giá, theo các cơ chế độc đáo, nên dược dùng có hiệu quả cao hơn trong các trường hợp:

- Trong TNTHN ở người cao tuổi  biểu hiện (như trên) tập trung là các biểu hiện: đau đầu chóng mặt, suy giảm trí nhớ thiếu tập trung, thiếu linh lợi, lơ đễnh, có thay đổi hành vi

- Trong TBMMN, trong tổn thương não (do va đập) nhằm phục hồi tế bào thần kinh tổn thường.

Ginkgo biloba

Ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn não, từ đó tăng chức năng nhận biết và bảo toàn sự sắc bén tâm thần, bảo vệ sự chuyển hóa tế bào não và các tế bào thần kinh cảm giác, chống lại các gốc tự do.

Hiệu năng của ginkgo biloba đã được chứng minh (trên các thử nghiệm có đối chứng)ở người bệnh chức năng tuần hoàn não suy giảm, bệnh mạch máu ngoại vi rối loạn thính giác Trong lâm sàng, ginkgo biloba được dùng trong các trường hợp:

- TNTHN với các biểu hiện chính ù tai chóng mặt giảm thị lực và vài chứng suy võng mạc mắt do thiếu máu cục bộ. Suy giảm trí nhớ, kém tập trung tư tưởng ở người cao tuổi.

- Phòng và điều trị duy trì TBMMN.

- Các triệu chứng đau (do suy tuần hoàn ngoại vi như đau thắt khi đi ngoài, rối loạn dinh dưỡng). Các chứng đau cách hồi hội chứng Raynaud và chứng nhược dương.

Cinnarizin

Cinnarizin chẹn kênh canxi có chọn lọc, đồng thời làm giảm hoạt tính co mạch của adrenalin, serotonin. Do đó, làm tăng lưu lượng máu đến các vùng, giảm tình trạng thiếu oxy não mà không làm tăng áp lực máu, tốc độ tim làm giảm một số biểu hiện của TNTHN. Trong lâm sàng, cinnarizin được dùng:

- Điều trị duy trì các hội chứng do TNTHN hay có nguồn gốc mạch máu não khác và trạng thái sau các tổn thương mạch máu não.

- Điều trị duy trì: hội chứng Ménièr (chóng mặt buồn nôn nôn mửa ù tai, giật cầu mắt), hội chứng rối loạn mạch ngoại vi (bệnh Buerger, tình trạng mất thăng bằng gián đoạn trong bệnh Raynaud, trạng thái mất cảm giác đột ngột, chứng xanh tím…).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật