Mách mẹ mẹo chữa tiêu chảy cho bé nhờ nguyên liệu từ cây nhà lá vườn

Bé bị tiêu chảy kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì vậy mẹ nên tham khảo những cách chữa tiêu chảy cho bé bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm cho bé nhanh khỏi mà lại an toàn nhé!

Mẹ nên bỏ túi những cách chữa tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc quanh ta

Mẹ nên bỏ túi những cách chữa tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc quanh ta

16 bài thuốc chữa tiêu chảy cho bé

1. Uống nước lá ổi chữa tiêu chảy cho bé

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối. Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

2. Lá cây nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễnchữa tiêu chảy cho bé hiệu quả.

3. Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy kiết lỵ Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

4. Rau sam

Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày. Xem thêm những loại đồ chơi trẻ em kích thích bé vận động và thêm sáng tạo cho bé yêu của bạn, hãy nhanh tay lựa chọn cho bé một bộ nhé!

Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi 20g rau má vào sắc uống cùng.

5. Gạo và cà rốt rang

Khi bé bị tiêu chảy liên tục mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm rất nhanh, chữa tiêu chảy cho bé đơn giản đúng không?

Chữa tiêu chảy bằng gạo lứt rang

Chữa tiêu chảy bằng gạo lứt rang

6. Gạo lứt rang

Mua gạo lứt về lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần. Đồ chơi gỗ thực sự có tốt không mà nhiều cha mẹ lựa chọn cho bé yêu nhà mình thế nhỉ?

Mỗi lần các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Các mẹ lấy nước này cho bé uống từ 3 đến 5 ngày là khỏi.

7. Lá củ cải tươi

củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc bệnh sẽ khỏi.

8. Lá lựu tươi

Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

9. Gừng tươi

Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Việc chữa tiêu chảy cho bé bằng gừng tươi rất phổ biến vì hiệu quả cao, lại không gây tác dụng phụ.

10. Lá mơ

Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).

11. Nụ sim và lá mơ

Đối với chứng tiêu chảy với các biểu hiện đi ngoài liên tục mất nước khát nhiều, sốt nhẹ nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát thì mẹ dùng nụ sim và lá mơ chữa cho bé. Cách làm để chữa tiêu chảy cho bé: 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Khi bé hết tiêu chảy vẫn nên tiếp tục cho uống khoảng 2 ngày để ổn định tỳ vị đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo.

12. Búp ổi

Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa bé ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc.

13. Lá lộc vừng

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.

Theo tài liệu nước ngoài, rễ lộc vừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa hạt chữa đau mắt và lá chữa tiêu chảy Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày

14. Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

15. Cỏ sữa

Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Sau đó, cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen 1 bếp sao nấm mèo xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau để việc chữa tiêu chảy cho bé được dứt điểm.

Vỏ quả măng cụt trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu nghiệm

Vỏ quả măng cụt trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu nghiệm

16. Vỏ quả măng cụt

Nguyên liệu: 10 vỏ quả măng cụt Cách làm: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho bé uống mỗi ngày 3-4 chén.

Chú ý: Các mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi tiểu ít ). Bé đã biết đến: Bộ đồ chơi tìm đường hai mặt bằng gỗ cho bé yêu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật