Những điều ít biết về cơn ho ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những điều ít biết về cơn ho ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hầu hết các bé dù khỏe mạnh đến đâu cũng sẽ một vài lần mắc chứng bệnh ho trong những năm tháng đầu đời. Tuy ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để làm sạch đường hô hấp và giúp bé thở dễ dàng hơn, nó cũng là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là nhưng biểu hiện ho bệnh lý mẹ cần lưu ý.

1. Nhận biết bệnh lý qua triệu chứng ho của bé:

Mẹ nên để ý quan sát và theo dõi triệu chứng ho của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những tiếng ho khác thường có thể mách cho mẹ nhiều điều hơn là một chứng cảm lạnh thông thường.

- Ho kèm theo thở khò khè hoặc hổn hển: dấu hiệu của viêm màng tiểu phế quản gây ra bởi virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

- Tiếng ho khan hoặc ông ổng: dấu hiệu của viêm thanh quản

- ho kéo dài và thường ho vào ban đêm: có thể là do dị ứng thời tiết hoặc viêm xoang

- Bị ho đột ngột, sau đó kéo dài dai dẳng, ho kèm theo tiếng rít khó thở: có thể bé bị hen suyễn do tiếp xúc với khói thuốc, bụi nhà, phấn hoa v.v…

- Ho dai dẳng đi kèm khó thở sốt và ớn lạnh: triệu chứng của bệnh viêm phổi

- Các cơn ho đột ngột xuất hiện hoặc do một kích thích nhỏ. Các cơn ho của bé dữ dội và khó kiểm soát, ho kèm theo thở rít và khạc đàm hoặc nôn mửa Sau mỗi cơn ho da mặt sẽ tím tái do bị ngưng thở, chảy đởm dãi nhiều và nôn mửa. Bệnh nhân vã mồ hôi và nổi tĩnh mạch cổ và dưới da đầu. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh Ho gà.

2. Mẹ nên làm gì khi bé ho

Mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương thuốc thông mũi cường giao cảm hoặc thuốc chống dị ứng kháng histamine mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ có thể giúp làm giảm bớt dịch nhầy trong đường thở của bé bằng cách cung cấp thêm nước cho bé thông qua sữa mẹ hoặc cho bé uống si rô thuốc thảo dược có tác dụng tiêu nhầy giảm ho để giúp chứng bệnh của bé nhanh thuyên giảm. Lưu ý là không phải thuốc ho thảo dược nào cũng dùng được cho trẻ sơ sinh Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để biết thuốc có dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) hay không.

Trong thời tiết giao mùa thu đông hanh khô, mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng của bé vào ban đêm hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước để bé dễ thở hơn.

Nếu nghi ngờ trong phòng bé có những chất gây dị ứng dẫn đến tình trạng ho mãn tính, mẹ hãy thử bỏ thú nhồi bông và những vật dụng giường ngủ bằng lông ra ngoài, hút bụi phòng ngủ và giữ các thú nuôi tránh xa phòng bé. Bên cạnh đó, không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây có thể là nguyên nhân gây ho.

3. Trường hợp cần đưa bé tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa hô hấp:

- Mẹ cần chú ý khi ho khiến bé chán ăn hoặc mất ngủ Nếu bé có một trong các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để bé được khám và điều trị kịp thời:

- Bé ho ra máu

- Bé khó thở sốt tim đập nhanh, ngủ mê mệt hoặc nôn ói, gặp khó khăn khi nuốt

- Bé không tỉnh táo, mất ý thức và không thở được cần hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu ngay lập tức

- Bé ho kéo dài hơn 1 tuần mà không kèm các dấu hiệu bệnh nào khác có thể bé bị dị ứng hen suyễn. Trường hợp này mẹ cũng cần đưa bé đi khám để xác định các kháng nguyên gây dị ứng cho trẻ và tìm cách hạn chế hay loại trừ ra khỏi môi trường sống của bé.

4. Các thảo dược giúp bé thuyên giảm cơn ho do viêm đường hô hấp

Trong các bệnh lý gây ho viêm đường hô hấp vẫn là nguyên nhân chiếm phần đa các trường hợp. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể áp dụng các phương thuốc sau để giúp bé thuyên giảm cơn ho an toàn:

Cam hấp muối:  mẹ chon 01 quả cam sạch, cắt đầu quả cam cho vào một chút muối trắng sạch, hấp cách thủy cho cam chín đều, bóc vỏ ép lấy nước cho bé uống. Cơn ho của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau 1 vài ngày.

Lá hẹ hấp đường phèn: Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Theo kinh nghiệm dân gian, lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đờm và giảm ho rất tốt cho trẻ.

Đây là 1 loại thảo dược được dùng để điều trị viêm đường hô hấp tại châu Âu từ thế kỷ 16.  Hoạt chất chính của cao lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum ciccum) được các nhà khoa học Đức tìm ra là α-hederin. Chất này có tác dụng tiêu nhầy (đờm), chống co thắt phế quản từ đó điều trị nguyên nhân gây ra ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Năm 2009, tạp chí Phytomedicine - một tạp chí uy tín hàng đầu về y học đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 9.657 bệnh nhân, trong đó 5181 bệnh nhân tuổi từ 0-14 tuổi (và 4476 bệnh nhân tuổi từ 15-98 tuổi) bị viêm phế quản cấp và mãn tính với triệu chứng ho có đờm được điều trị với siro ho chứa cao lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum ciccum), sau 07 ngày sử dụng, 95% bệnh nhân đã hết triệu chứng ho hoặc cải thiện ho rõ rệt. Đặc biệt là 96,6 % bệnh nhân dung nạp từ tốt đến rất tốt thuốc ho từ lá thường xuân này, nghĩa là hầu như không có bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật