Viêm dạ dày ở trẻ em - những điều không thể bỏ qua

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun.

Trước đây viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Thực tế cho thấy 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi bị đau bụng do viêm loét dạ dày tá tràng.

Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu đau bụng vùng trên rốn da xanh xao ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung căng thẳng Cũng có trường hợp có biểu hiện rất rõ là nôn ra máu đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi ớt chuối

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước

Đau bụng

Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn.

Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị.

Nôn

Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại

Thiếu máu thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc.

Cách chữa trị tại nhà

Chườm ấm

Để làm giảm khó chịu ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm chườm bụng cho trẻ hoặc tắm nước ấm cho trẻ.

Xoa bóp cho bé

Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.

Cho trẻ uống nước gừng và mật ong

Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày.

Cho bé uống đủ nước

Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cho trẻ uống nước bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ.

Ăn uống thế nào để tránh kích thích niêm mạc dạ dày

Ăn đúng cách; Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để giảm nhẹ gánh nặng tiêu hóa của dạ dày; không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no. Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong bánh quy...;

Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa trứng ; Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày ít mùi vị: gạo nếp bột sắn, khoai, bánh mỳ; Ít xơ sợi: rau củ non; Đồ uống: nước chín; Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: các loại lạp xường, xúc xích; Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi, thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ; Thức ăn chua, dưa cà, hành muối hoa quả chua…

Phòng bệnh

Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game có điều độ để phát triển trí não Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao vừa sức để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật.

Ăn nhiều rau quả loại không ảnh hưởng đến dạ dày đủ chất dinh dưỡng tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập

Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật