Lở miệng lưỡi liên tục do đâu và cách nào để nhanh hết bệnh?
Tôi năm nay 28 tuổi, là nam giới, nghề nghiệp lập trình viên. 2 năm nay tôi bị lở miệng và lưỡi liên tục. Tái phát liên tục hầu như tháng nào cũng bị và mấy tháng gần đây tần suất xuất hiện & vết lở ngày càng nhiều. Vết lở này vừa lành lại xuất hiện vết lở mới. Tôi đã đi khám ở BV Q11, BV Trưng Vương, BV Tai mũi họng mà không khỏi hẳn. Ngày 17/9/2015, tôi có khám ở BV Tai mũi họng, Bác sĩ chỉ nói là bị lở do Nhiệt và cho thuốc uống. Tôi uống được gần 1 tuần thuốc thì trong họng lại bắt đầu xuất hiện vết lở và có vài tia máu ngay vết lở. Trong khi những vết cũ thì chưa lành Tôi đã cạo vôi răng như lời dặn dò của Bác sĩ BV Q11. Ngày đánh răng 2 lần & súc miệng bằng listerin. Bổ sung vitamin C và uống nhiều nước. Tôi không hút thuốc và cũng không rượu bia gì cả. Tôi rất lo lắng và hoang mang không biết nguyên nhân và làm sao để hết lở. Xin tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn.
Tư vấn từ BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa:
BS. Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng chưa được biết rõ, nhiều tác giả cho rằng đây là viêm miệng do virus các nhà miễn dịch cho rằng nhiệt miệng thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi.
Một số nguyên nhân thường gặp:
- Do phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với liên cầu khuẩn (Streptococcus).
- Do virus…
- Các yếu tố thuận lợi cho nhiệt miệng là: vết trầy do đánh răng stress tình trạng dị ứng của cơ thể (như viêm mũi dị ứng) phụ nữ trong những ngày trước khi có hành kinh gia đình có tiền sử có nhiều người bị nhiệt miệng.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh vệ sinh răng miệng giảm đau chống dị ứng tăng cường sức đề kháng bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 7-10 ngày.
hưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi gầy (sút cân) biếng ăn có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán loại trừ bệnh ác tính.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc rau củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội nước chiết xuất từ hạt nho nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn kích ứng mạnh.
Chúc bạn sống khỏe!
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:07 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:04 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:04 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:07 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:08 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:03 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:06 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:02 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:06 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:05 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023