Mang thai đôi nên ăn uống như thế nào để tốt cho mẹ và bé

Nhiều người thường cho rằng, khi mang thai, bạn cần “ăn cho 2 người”, vậy thì khi bạn mang thai đôi, bạn có cần phải “ăn cho 3 người” hay không?

Dưới đây là 4 cách mà các bà mẹ tương lai của các cặp sinh đôi cần biết để đảm bảo rằng bạn đã bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai

Tăng cường lượng calo

Nhưng không nên tăng quá nhiều. Một phụ nữ mang đa thai nên bổ sung thêm khoảng 300 calo/ngày đối với mỗi em bé mà họ mang trong bụng. Do vậy, nếu bạn mang thai đôi, bạn nên đặt mục tiêu bổ sung thêm khoảng 600 calo mỗi ngày. Để dễ tưởng tượng hơn, 600 calo tương đương với khoảng 170g gạo lứt 170g đậu đen và một phần salad trái bơ.

Một cách khác để đảm bảo rằng bạn nạp đủ lượng calo mà bạn cần là dựa vào chỉ số khối cơ thể. Một phụ nữ với chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường (từ 18,5 đến 24,9) mang thai đôi sẽ cần tiêu thụ khoảng từ 40-45 calo/1kg cân nặng. Tức là, nếu cân nặng bình thường của bạn khoảng 68kg thì lượng calo bạn cần cung cấp một ngày sẽ rơi vào khoảng từ 2.700-3.000 calo.

Mặc dù bạn không cần thiết phải hạn chế lượng calo nạp vào trong quá trình mang thai đặc biệt là với việc mang thai đôi nhưng tốt nhất bạn chỉ nên bổ sung đủ lượng calo cần thiết nói trên.

Tập trung bổ sung đủ protein cho mẹ và các bé

Khi bạn đang bận bịu để chuẩn bị cho sự ra đời không những của một mà là hai em bé, thì việc bổ sung đủ lượng protein cần thiết là vô cùng quan trọng, đối với cả sự phát triển của các em bé cũng như nhu cầu của mẹ.

Viện Nghiên cứu Y học Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, khi bắt đầu bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ phụ nữ mang thai đôi nên bổ sung thêm 50g protein mỗi ngày ngoài nhu cầu protein thường ngày. 50g protein tương đương với khoảng 100-150g ức gà đã nấu chín, 170g sữa chua Hy Lạp hoặc 2 quả trứng lớn.

Một cách khác để đảm bảo rằng bạn đã bổ sung đủ lượng protein cần thiết là đặt mục tiêu nạp khoảng 20% lượng calo bạn nạp vào mỗi ngày là từ protein, 40% lượng calo từ chất béo và 40% lượng calo từ carbohydrate. Với phụ nữ cần 2.700 calo/ngày, thì lượng đó tương đương với khoảng 135g protein, 120g chất béo và 270g carbohydrate.

Cần lư ý thê m rằng, bên cạnh đó, đặc biệt cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc rau xanh, trái cây và các loại đậu.

Nếu bạn lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít protein, hoặc nếu bạn là người ăn chay, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn hoàn hảo, cung cấp đủ protein cần thiết cho cả mẹ và các bé.

Uống đủ nước

Để đảm bảo luôn bổ sung đủ nước phụ nữ mang thai cần uống ít nhất là 3 lít nước một ngày. Một phần của lượng nước này có thể đã có trong các loại thực phẩm dạng lỏng như sữa chua, súp, trái cây và rau xanh   Tuy vậy, bạn vẫn cần phải uống khoảng 8-10 cốc nước lọc mỗi ngày (mỗi cốc khoảng 200ml).

Để hình thành thói quen uống nước mỗi ngày, hãy nghĩ đến việc uống nước vào 4 thời điểm trong ngày: (1) từ khi bạn thức dậy đến giữa buổi sáng, (2) từ giữa buổi sáng đến bữa trưa, (3) từ bữa trưa cho đến giữa buổi chiều, (4) từ giữa buổi chiều đến bữa tối. Hãy đặt mục tiêu uống khoảng 2-3 cốc nước trong mỗi khoảng thời gian nói ở trên. Tuy nhiên, bạn nên giảm lượng nước uống vào buổi chiều tối để không phải đi tiểu quá nhiều vào ban đêm.

Nếu bạn là một người ưa hoạt động, bạn có thể sẽ cần phải uống nhiều nước hơn lượng khuyến nghị một chút trong quá trình luyện tập và sau khi luyện tập.

Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm

Dinh dưỡng tốt chính là chìa khóa cho mọi thai kỳ. Nhưng với những phụ nữ mang thai đôi, thì một số dưỡng chất sẽ quan trọng hơn hẳn: ví dụ như canxi, kẽm magie sắt axit béo omega 3, các chất chống oxy hóa vitamin C, D và E.

Bạn hãy lựa chọn các bữa chính và bữa phụ dựa trên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để xem có cần phải bổ sung thêm một chất dinh dưỡng nào đặc biệt dưới dạng viên uống để đảm bảo nhu cầu hàng ngày hay không.

Nếu bạn cần hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể hơn nữa, hãy liên lạc với một chuyên gia dinh dưỡng Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ có thể giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, không chỉ trong giai đoạn mang thai mà trong suốt cả thời kỳ sau khi sinh nở và giai đoạn cho con bú.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật