Những sai lầm phổ biến trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Mẹ tốn nhiều công sức nhưng trẻ vẫn còm nhom. Bác sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã nêu những sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm.

Cật lực hầm xương

Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước chất xơ trong rau củ cũng vậy. 

Giải pháp:Mẹ nên cho trẻ ăn cả nước hầm lẫn xác để đề phòng suy dinh dưỡng trong giai đoạn bé ăn dặm Phần nước hầm có vị ngọt rất ngon nhưng lại không có nhiều giá trị dinh dưỡng

Bạn nên cho con ăn cả phần "xác" khi hầm nước

Bạn nên cho con ăn cả phần "xác" khi hầm nước

Dùng cháo dinh dưỡng "vỉa hè"

Một số phụ huỵnh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn ở vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số mẹ lại thích mua cháo dinh dưỡng vì con “nghiện” món này. Tuy nhiên, bạn không thể biết được chất lượng cháo dinh dưỡng ngoài vỉa hè. Thậm chí, có những trường hợp trẻ phải nhập viện vì tiêu chảy do ăn cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Giải pháp: Tốt nhất các mẹ nên tự nấu cháo cho con. Trong trường hợp buộc phải ăn cháo ngoài, mẹ nên chọn cửa hàng uy tín.

Mẹ nên chú ý chất lượng của món cháo dinh dưỡng

Mẹ nên chú ý chất lượng của món cháo dinh dưỡng

Lạm dụng máy xay sinh tố

Nhiều mẹ quan niệm, sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn sẽ  giúp con dễ tiêu hóa hơn. Do vậy, nhiều trẻ 3-4 tuổi răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố. Tuy nhiên, thói quen này của các mẹ có thể khiến con lười nhai và nhanh bị biếng ăn

Giải pháp: Tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột  và các thức ăn mềm như phở bún, nui…, trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Nghiện khoai tây, cà rốt

Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây cà rốt Tuy nhiên, thực tế khoai tâycà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin

Giải pháp: Bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh nhằm cung cấp đủ chất xơvitamin cho bé. Mẹ có thể tăng cường nhiều thực phẩm cho bé ăn dặm

Vị giác của bé thường nhạt hơn so với mẹ

Vị giác của bé thường nhạt hơn so với mẹ

Hâm đi hâm lại một nồi cháo trong ngày

Để tiết kiệm thời gian nấu cháo cho con, nhiều bà mẹ chỉ nấu một nồi cháo và hâm đi hâm lại trong ngày. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.

Giải pháp: Các mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng lớn, sau đó múc ra một chén cháo riêng mỗi lần cho trẻ ăn. Mẹ có thể nấu thêm vào thịt heo rau mồng tơi rau lang dầu ăn bí đỏ… ở mỗi bữa cùng với một phần cháo trắng.

Cho gia vị vào đồ ăn của trẻ quá sớm

Trẻ chỉ nên ăn rau củ quả và gạo trắng. Việc nêm muối trước khi con 9 tháng cũng hoàn toàn không nên. Tương tự với muối, đường và các loại gia vị nêm nếm khác. Bởi thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, gia vị… Hơn nữa, những loại gia vị đó, sau khi nêm nếm sẽ sinh ra một lượng axit đáng kể trong dạ dày của trẻ, gây ra sự khó tiêu nôn trớ, “ậm ạch” sau ăn.

Giải pháp: Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi, bạn chưa nên cho gia vị khi nấu. Còn sau đó, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của bạn một chút. Nếu bạn nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ. Cụ thể nhu cầu muối của trẻ là:

- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

- Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật