Bỏ túi ngay 8 bí kíp sống còn cho mẹ bầu nơi công sở

Với 8 bí kíp sống còn đơn giản, mẹ bầu vẫn đảm bảo được sức khỏe và chất lượng công việc trong suốt thời gian mang bầu.

Mang thai là khoảng thời gian vô cùng mệt mỏi đặc biệt khi mẹ bầu vẫn phải làm việc. Ốm nghén, thời tiết khó chịu, sự thay đổi tâm sinh lý cân nặng tăng lên khiến mẹ bầu căng thẳng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như sức khỏe của mẹ và bé

Vậy làm thể nào để mẹ bầu thích nghi với nhịp làm việc ổn định ngay cả khi mang bầu? Sau đây là một số gợi ý cơ bản có thể giúp mẹ bầu vượt qua khó khăn trong 9 tháng 10 ngày:

1.Thông báo cho đồng nghiệp tin vui của bạn

Vào cuối quý một của thai kỳ chính là thời điểm thích hợp để mẹ bầu thông báo tin tốt lành cho những đồng nghiệp của mình. Tại thời điểm này, khả năng sảy thai đã giảm bớt dấu hiệu mang thai bắt đầu trở nên rõ ràng. Đặc biệt, khi mẹ bầu ốm nghén nặng, việc thông báo cho cấp trên sẽ giúp người lãnh đạo thông cảm hơn; tạo điều kiện hạn chế cử bạn đi công tác xa ngày.

2. Sắp xếp lịch làm việc khoa học

Mẹ bầu hãy lập danh sách những công việc cần làm trong ngày theo thứ tự trước - sau; quan trọng - ít quan trọng vào một mảnh giấy nhỏ. Thay vì ôm đồm quá nhiều việc như trước kia thì giờ chỉ nên tập trung vào công việc chuyên môn mà mình đảm nhiệm để dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và em bé trong bụng.

3. Luôn làm cho bản thân thoải mái

Ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ trong văn phòng không hề tốt, người mẹ dễ mắc các bệnh như đau cột sống thần kinh tọa hay sưng mắt cá chân. Chính vì vậy, sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, mẹ bầu nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để lưu thông máu.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên trò chuyện với đồng nghiệp. Kể những câu chuyện hài hước sẽ khiến mẹ cảm thấy thư giãn hơn, xua tan mệt mỏi. Nếu phải ngồi hàng tiếng trước màn hình vi tính hoặc sổ sách đầy con số, mẹ bầu hãy nhắm mắt và thư giãn trong 30 giây đến 1 phút, kết hợp duỗi chân để đầu óc nghỉ ngơi và thư giãn đôi mắt

4. Luôn có đồ ăn tại nơi làm việc

Khi mang thai người mẹ luôn có cảm giác bụng đói cồn cào và thèm ăn nhiều thứ. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị trước một số loại đồ ăn phù hợp, đảm bảo chất dinh dưỡng giúp chống lại cơn đói cũng như cơn nôn nghén hành hạ.

Mẹ bầu có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như bánh quy, nước ép hoa quả; hoa quả tươi hoặc sấy khô phô mai các loại hạt như hạt dẻ hạnh nhân,…

5. Tự động viên bản thân luôn tích cực

Trong quá trình mang thai người mẹ luôn đối mặt với những cơn ốm nghén ợ nóng đau nhức chuột rút và vô vàn mệt mỏi khác. Do vậy, mẹ bầu hãy không ngừng lên tinh thần và nuông chiều bản thân hơn một chút, thường xuyên nghỉ ngơi và làm việc ít hơn so với bình thường để tránh mệt mỏi, cáu gắt, ảnh hưởng không tốt đến bản thân và em bé.

6. Tuyệt đối tránh xa các chất có hại

Trong văn phòng, mẹ bầu không nên ngồi quá gần máy photocopy trong thời gian dài để tránh những tác hại của hóa chất mực in. Ngoài ra, đối với những mẹ làm trong ngành công nghiệp xử lý hóa chất, hãy lưu tâm xem chúng có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Đặc biệt, mẹ bầu cần tìm hiểu chính sách riêng của công ty dành cho phụ nữ mang thai có thể xin chuyển sang làm việc tại bộ phận khác mà không phải tiếp xúc với hóa chất trong thời gian mang thai và cả trong thời kì cho con bú.

Xin chuyển sang làm việc tại bộ phận khác cũng là một cách bảo đảm sức khỏe thai kì

Xin chuyển sang làm việc tại bộ phận khác cũng là một cách bảo đảm sức khỏe thai kì 

7. Tránh làm việc quá muộn

Nhiều mẹ có thói quen sau giờ tan sở vẫn ở lại để cố xong việc. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ làm mẹ bầu cảm thấy căng thẳng và mêt mỏi hơn. Khi mang thai sức khỏe của mẹ và em bé là điều quan trọng nhất, do vậy, mẹ nhất định phải nghỉ ngơi đúng thời gian, không nên tham công tiếc việc.

8. Cần biết thời điểm ngừng làm việc để 'vượt cạn'

Thực tế, có nhiều mẹ vẫn đủ sức làm việc và cố làm cho đến cận ngày sinh. Tuy nhiên, bác sĩ sản khoa khuyên không nên làm việc quá tuần thứ 32 của giai đoạn thai kỳ. Bởi trong giai đoạn này, mẹ bầu bị áp lực cột sống khung xương và các khớp, gây phù nề và ngày càng mệt mỏi. Do vậy, người mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, báo trước với cấp trên để họ sắp xếp công việc khi mẹ bầu 'vượt cạn'.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật