Các phương pháp phòng bệnh viêm gan B khi mang thai ở phụ nữ

Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có khả năng lây truyền cho con và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu bệnh trở nên cấp tính.

Những bà mẹ có thai bị nhiễm virus viêm gan B  cần tìm hiểu về cách phòng bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm cho con.

Biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi do thái nghén, nhất là khi bạn bị bệnh gan Do sức đề kháng giảm nên dễ bùng phát đợt viêm gan cấp tính, làm cho môi trường nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tỷ lệ trẻ sinh non nhẹ cân, mặt khác trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan cũng dễ mác các bệnh lây truyền chu sinh lên đến 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh lên tới 60%. Ngoài ra, người mẹ cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Nếu người mẹ tái phát các đợt viêm gan cấp sẽ dẫn đến tình trạng chức năng gan bị suy giảm nhiều hơn, có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất của viêm gan là teo gan, thậm chí mất hết các yếu tố đông máu, hoặc làm cho băng huyết không cầm được khi sảy thai hoặc trong quá trình chuyển dạ sinh đẻ. Cơ thể cũng không còn khả năng chống độc nên dẫn đến hôn mê do nhiễm độc gan.

Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh

Virus viêm gan B tồn tại trong máu sữa mẹ và nước bọt, dịch mật, và một số dịch tiết của cơ thể. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu và lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là mẹ truyền cho con khi sinh nở.

Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con để biết mình có mang virut viêm gan B hay không cần được làm xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên bề mặt của virut (thường được gọi là xét nghiệm HbsAg).

Hiện nay, tiêm phòng vắc- xin viêm gan B để phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Việc tiêm phòng vắc- xin viêm gan B đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, đối với các trẻ mới sinh từ các bà mẹ mang virut viêm gan B thì ngay khi sinh ra cần tiêm ngay cho trẻ một mũi huyết thanh HBIG (là một loại globulin miễn dịch có tác dụng trung hòa virut viêm gan B), rồi sau đó tiêm phòng cho trẻ vắc - xin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Với người trưởng thành và các bà mẹ mang thai cũng nên tiêm phòng vắc - xin nếu sau khi làm xét nghiệm HbsAg có kết quả âm tính.

Ngoài việc tiêm phòng vắc- xin viêm gan virut B, cần tránh bị lây nhiễm như khi tiêm, chích, cạo râu, bàn chải răng phải dùng riêng. Phải bảo đảm an toàn trong quan hệ tình dục tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.  Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.

Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%. Về đường lây bệnh viêm gan B khi đang mang thai đến nay chưa ghi nhận, mà là lây trong lúc sinh: máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé; sản dịch máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có siêu vi viêm gan B từ người mẹ. Người mẹ có thể truyền siêu vi viêm gan B cho con khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ

Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.

Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường.

Vắc xin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vắc - xin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Vắc- xin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật