ok:Chủ động tránh thai để phòng tránh những cái kết buồn!

Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM - hai bệnh viện phụ sản lớn nhất khu vực phía Nam cho thấy, số lượng phụ nữ đến nạo phá thai những năm qua gần như không giảm. Năm 2015, Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận 28.692 ca phá thai, riêng sáu tháng đầu năm 2016, trung bình mỗi tháng có gần 2.400 ca đến bỏ thai, con số này tại Bệnh viện Hùng Vương là 1.200 ca.

Đau lòng những cái kết từ nạo phá thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. GS.BS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc bệnh viện Từ Dũ, Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, cảm thán: “Buồn quá là buồn!”.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm mới đây dành cho báo giới đề tài “Giúp phụ nữ tiếp cận với phương pháp ngừa thai hiện đại” do Báo phụ nữ TP.HCM và Bayer Việt Nam phối hợp tổ chức nhân chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ngừa thai thế giới, GS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, cho biết: “Đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Tổng tỉ suất phá thai là 2,5 - nghĩa là trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua 2,5 lần phá thai trong cuộc đời sinh nở của mình. Đặc biệt, cứ 1 trong 4 ca phá thai là phá thai không an toàn, gây tàn tật tạm thời hoặc lâu dài do các biến chứng. Phá thai không an toàn gây ra: 13% tử vong mẹ, và 20% gánh nặng nói chung do tử vong mẹ và tàn tật lâu dài”.

Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á

Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á 

 

GS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng nói rõ:

Điều quan trọng là từng chị em trong độ tuổi sinh sản cần chủ động tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về các biện pháp ngừa thai hiện có, tư vấn với các bác sĩ, cán bộ y tế để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất cho mình”.

GS. Ngọc Phượng kể vừa khám cho một trường hợp bị dính buồng tử cung do nạo phá thai khi còn quá trẻ. Đó là một phụ nữ sinh năm 1983 nhưng trước đó đã 4 lần nạo thai, nay không thể có con được dù các bác sĩ đã cố gắng bằng nhiều cách như: nội soi đặt vòng chống dính, mổ tách dính…  nhưng buồng tử cung và 2 vòi trứng vẫn dính chặt và có lẽ chỉ còn cách duy nhất  là tìm người mang thai hộ. Có những trường hợp còn bi thảm hơn khi chị em vì mặc cảm mà đi phá thai “chui” ở những cơ sở không phép dẫn đến nhiễm trùng hoặc thủng tử cung, có khi may mắn còn giữ được sinh mạng nhưng nhiều trường hợp tử vong trong đau đớn. GS. Ngọc Phượng nhớ lại một trường hợp khi cô còn làm ở BV. Từ Dũ, một cô gái mới 18 tuổi có người yêu sắp đám cưới nhưng có thai, cả hai sợ quá đi phá tại nhà bà “mụ vườn”. Kết quả là cô gái được chuyển vào BV. Từ Dũ trong tình trạng mủ đầy ủ bụng. Các bác sĩ phải cắt tử cung nhưng vẫn không cứu được sinh mạng cô gái trẻ. Khi người nhà tức tưởi đi tìm mới hay con mình đang nằm trong nhà xác BV. Anh người yêu và bà mụ vườn sợ quá trốn biệt tăm.

Chủ động các biện pháp ngừa thai hiện đại

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời chỉ khi người phụ nữ sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ Tuy nhiên, bên cạnh lý do có thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên thì nhiều chị em chưa sẵn sàng có con vì còn dở dang việc học, kinh tế khó khăn, công việc chưa ổn định hay không muốn sinh con thứ 3… đã “bất đắc dĩ” phải từ chối những thai nhi ngoài ý muốn. Rõ ràng, nhu cầu ngừa thai ở chị em rất cao nhưng cách ngừa thai bị động, ngại mua thuốc ngừa thai hoặc tránh thai không an toàn theo kiểu truyền thống như: xuất tinh ngoài âm đạo, canh chu kỳ kinh nguyệt… đã khiến mỗi phụ nữ Việt Nam trung bình phải trải qua 2,5 lần phá thai trong suốt độ tuổi sinh đẻ của mình và 20% các ca nạo phá thai rơi vào lứa tuổi vị thành niên. Cứ 1 trong 4 ca phá thai là phá thai không an toàn, chiếm 13% ca tử vong mẹ. Phá thai không an toàn cũng để lại các biến chứng về thể chất và tâm lý tạm thời cũng như lâu dài.

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời chỉ khi người phụ nữ sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ

Theo số liệu thống kê của Viện Guttmacher, hơn một nửa số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở châu Á muốn tránh thai Tuy nhiên 22% trong số này (tức 141 triệu người vào năm 2014), đang không sử dụng biện pháp ngừa thai hoặc ngừa thai theo các kiểu truyền thống, kém hiệu quả. Đây là những chị em có nhu cầu ngừa thai chưa được đáp ứng, chiếm 77% ca mang thai ngoài ý muốn ở châu Á. Nếu phụ nữ được tiếp cận với các biện pháp ngừa thai hiện đại thì tình trạng mang thai ngoài ý muốn sẽ giảm đến 67%, từ 44 triệu ca xuống còn 15 triệu ca mỗi năm và phá thai không an toàn sẽ giảm 73%, từ 9,7 triệu trường hợp xuống 2,6 triệu trường hợp. “Vì vậy, điều quan trọng là từng chị em trong độ tuổi sinh sản cần chủ động tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về các biện pháp ngừa thai hiện có, tư vấn với các bác sĩ, cán bộ y tế để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất cho mình”, GS. Ngọc Phượng nói rõ.

 

Ngoài ra, GS.BS. Ngọc Phượng cho rằng: “Các biện pháp ngừa thai hiện đại cho hiệu quả ngừa thai ngoài ý muốn cao, đơn cử các biện pháp phổ biến như: bao cao su nam 86 - 93%, vòng đồng 98 - 99% thuốc viên tránh thai phối hợp 98 - 99% nếu sử dụng đúng hướng dẫn… Thế nhưng, hiện vẫn còn những hiểu lầm khiến viên thuốc ngừa thai bị “hàm oan”, chẳng hạn như: uống thuốc ngừa thai bị vô sinh đột quỵ ung thư… Thực tế ngoài những lợi ích liên quan đến sinh sản như: ngừa thai; giảm có thai ngoài tử cung; thuốc viên tránh thai phối hợp còn đem lại những lợi ích về kinh nguyệt như kinh nguyệt đều, giảm lượng máu mất nên giúp giảm thiếu máu thiếu sắt; giảm 50% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung sau 12 chu kì; giảm 40% nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng; giảm 40% nguy cơ ung thư đại trực tràng Còn nguy cơ mắc cục máu đông khi dùng thuốc ngừa thai là hiếm gặp và thấp hơn nguy cơ ở phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn vài tuần sau sinh. Nguy cơ này sẽ thấp khi dùng thuốc liên tục và kéo dài. Chị em cần tầm soát các yếu tố nguy cơ trước khi sử dụng thuốc tránh thai: trên 35 tuổi có kèm hút thuốcbéo phì vừa trải qua đại phẫu, bất động lâu, sau khi sinh con, có tiền căn huyết khối…

“Những quan niệm sai lầm trên dễ khiến nhiều chị em quay về với kiểu ngừa thai truyền thống có hiệu quả không cao so với các biện pháp hiện đại, và do đó dễ xảy ra các trường hợp vỡ kế hoạch phải bỏ thai. Sự tư vấn chính xác và đầy đủ của xã hội (cán bộ y tế, truyền thông...) sẽ giúp phụ nữ có thể tiếp cận được phương pháp tránh thai phù hợp nhất”, GS. Ngọc Phượng nhấn mạnh.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật