ok:Công nghệ di động ngăn ngừa sản phụ tử vong khi sinh

Giới chức y tế nói rằng cách tiếp cận mới mẻ này đã cung cấp một công cụ giá trị trong một nỗ lực nhằm kéo giảm tỷ lệ sản phụ tử vong dai dẳng của Ấn Độ. Mặc dù tỷ lệ sản phụ tử vong của Ấn Độ (viết tắt MMR) đã giảm 65% kể từ năm 1990.

Dự án mMITRA

Bệnh viện LTMG ở Mumbai còn được biết đến dưới cái tên bệnh viện Sion đã tung ra dự án mMitra vào tháng 12/2013 vừa qua thông qua một mối quan hệ đối tác công-tư giữa bệnh viện một tổ chức phi chính phủ gọi là ARMMAN và sáng kiến CSR của một công ty dược tên là Glenmark. Dự án này nhằm đạt được mục tiêu làm một cây cầu thông tin liên lạc và thu hẹp khoảng cách tư vấn trong việc chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ mang thai và các bà mẹ gần đây. Xa hơn, khoảng 500 phụ nữ, người đã tiếp cận cơ sở khu trú chăm sóc trước khi sinh nở tại bệnh viện Sion đã được đăng ký với dự án mMitra sẽ nhận được đều đặn các tin nhắn gửi đến hàng tuần về tình hình sức khỏe trên điện thoại di động của họ.

Biểu tượng của dự án mMitra

Biểu tượng của dự án mMitra

Các sản phụ sẽ nhận các cuộc gọi hàng tuần trong suốt thời gian mang thai của họ bằng cả tiếng Hindi hay Marathi theo cách mà họ chọn loại ngôn ngữ. Nếu họ bỏ quên một cuộc gọi, lập tức các nỗ lực khác sẽ được triển khai. Khi con của họ lọt lòng mẹ, các sản phụ sẽ nhận các tin nhắn hàng ngày nhằm hướng đến việc chăm sóc chu đáo cho đứa trẻ sơ sinh và sau đó là những liên lạc theo định kỳ cho đến khi đứa bé tròn 1 tuổi. Bệnh viện Sion dường như là sự lựa chọn lý tưởng làm bệ phóng của dự án, bởi vì nó là một trong các bệnh viện chính dành cho người nghèo của Mumbai. Chỉ riêng trong năm 2013, Sion đã đón tiếp 14.000 sản phụ trong đó có khoảng 3.500 trường hợp phải trải qua thủ thuật mổ bụng mẹ để lấy con (thủ thuật Xê-da).

Bác sĩ Aparna Hegde, người giúp thành lập nên dự án mMitra tin rằng dự án sẽ là vô ích nếu các tin nhắn gửi đi bằng văn bản kể từ khi phần đông bệnh nhân là những phụ nữ mù chữ. Trên hãng tin Al Jazeera, bà Aparna Hegde cho biết: “Chúng tôi muốn những thông tin ngắn nhưng tỏ tường với thời lượng dưới 90 giây. Các thông điệp giọng nói thường thân mật hơn là một cái văn bản hình thức, vì vậy chúng tôi cần đến một phụ nữ lớn tuổi để ghi lại các thông điệp giọng nói. Giọng nói của bà sẽ truyền nguồn cảm hứng của một “người chị gái” đang tỉ tê tâm sự với người em gái mang thai”. Khi làm công tác y khoa cách đây 18 năm, bà Hegde nhận thấy rằng việc thiếu thông tin chăm sóc chính là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở sản phụ.

Bà Aparna Hegde kể: “Sản phụ mang thai sẽ không thể nào cảnh giác rằng mình đang phát bệnh tiểu đường Thông qua lao động, đầu đứa trẻ sơ sinh đã ló ra, nhưng cơ thể của nó đã phồng lên và bị mắc kẹt. Đứa trẻ này có đầu ló ra ngoài trong khi cơ thể nó còn kẹt lại bên trong tử cung – và bị chết vì ngạt thở Tôi bắt buộc phải mổ bụng sản phụ để loại bỏ thai chết đó. Sau đó tôi khâu cơ thể sản phụ và mang bà ấy về cho gia đình Người mẹ đã chết chỉ 3 ngày sau đó. Họ là những trường hợp tử vong đáng tiếc và hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nếu như sản phụ biết về các hội chứng và được chăm sóc kịp thời lúc sinh con”.

Tử vong trong khi sinh con

Sự cố này mà nếu gần 2 thập kỷ trước đây thường không thoát ra khỏi chuẩn mực. Theo Hiệp hội dinh dưỡng giáo dục và hành động y tế (SNEHA), một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các khu nhà “ổ chuột” Dharavi nằm gần kề với bệnh viện Sion, thì các hiện tượng huyết áp cao co giật viêm gan và bệnh sốt rét chính là những nguyên nhân gây tử vong trong số các sản phụ đô thị nghèo khó. Tại các khu vực nông thôn, nguyên nhân nhập viện trễ và xuất huyết sau khi sinh con là hai lý do chính khiến sản phụ tử vong. Hiện tượng thiếu máu cũng không phải là hiếm. Chương trình Các dịch vụ tích hợp phát triển trẻ em (ICDS) của chính phủ liên bang Ấn Độ đã cung cấp dinh dưỡng cho sản phụ, những bà mẹ gần đây và trẻ em dưới 5 tuổi, cũng được coi là đã thất bại. Những thay đổi trong xã hội Ấn Độ cũng tạo nên MMR. Trước đó, một nữ hộ sinh thôn bản và gia đình lớn của mình đã cung cấp những tư vấn cần thiết cho sản phụ mang thai.

Bác sĩ Yogesh Nandanwar, người đứng đầu khoa sản tại bệnh viện Sion, phát biểu: “Với đà gia tăng của các gia đình hạt nhân, những sản phụ đã phải thực hiện nhiều vai trò và chăm sóc cho sức khỏe của họ”. Các bác sĩ đã giới hạn thời gian để tư vấn cho sản phụ tại bệnh viện Sion, tại 3 cơ sở ngoại trú chăm sóc tiền sinh sản đã đón khoảng 300 sản phụ mỗi ngày và chỉ có 7 bác sĩ trực tiếp tư vấn. Nhưng một vấn đề lớn hơn là phụ nữ không được ưu tiên cho sức khỏe của họ. Bác sĩ Nandanwar nói rằng phụ nữ có thể bất cẩn về việc mang thai vì nó không phải là một căn bệnh và có thể làm chậm lại quá trình thai nghén thông qua vệ sinh cơ bản hay dùng thuốc bổ sung, từ đây đã làm gia tăng câu hỏi rằng liệu mMitra có thể đóng một vai trò tư vấn quan trọng? TS Shailesh Kore, một phó giáo sư về sản khoa, ông tin rằng không gì có thể thay thế tư vấn bằng một bác sĩ thật.

Ông Kore dẫn giải: “Ngay cả khi các tin nhắn giọng nói được quản lý bởi dự án mMitra thì mỗi thông điệp đều kết thúc bằng câu “Chị đã ghé bác sĩ lần gần đây chưa?”. Việc lập đi lập lại thông điệp này là rất quan trọng để từ đó đi đến các quyết định chính, cũng giống như việc tiêu thụ các viên sắt và Folic acid (IFA). Theo Khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia-3 của Ấn Độ (NFHS-3), chỉ có 29% phụ nữ ở Mumbai có tiêu thụ các viên IFA trong suốt thời gian họ mang thai trong vòng ít nhất 90 ngày.

Lợi ích gián tiếp

Sapna Yadav, 28 tuổi, đang mang thai đứa con thứ 3, cô đã đăng ký dùng dịch vụ tin nhắn giọng nói qua điện thoại từ dự án mMitra (điện thoại của chồng cô, một tài xế xe kéo), nghĩa là Yadav thường xuyên bỏ lỡ các cuộc gọi. Sản phụ trẻ phân trần: “Tôi nói với ông xã hãy kích hoạt số điện thoại cho tôi để tôi có thể nhận các cuộc gọi mà không chờ đợi chồng, Các thông điệp nhắc tôi nên ăn rau methi (cỏ cà ri) và trứng gia cầm, và tôi đã theo cách ăn này để giữ cho sức khỏe khỏe mạnh. Tôi đã không ăn chúng trong suốt những lần mang thai đầu tiên”. Dự án mMitra cũng đã có những tác động gián tiếp. Nhân viên y tế của bệnh viện Sion-Shobha Rani nói rằng nhờ các thông điệp kịp lúc mà chứng buồn nôn ở sản phụ Sapna Yadav đã không còn nữa, kể từ năm 17 tuổi, cách đây 2 thập niên, cũng là cái lần mà Rani đã mang thai đứa con đầu tiên. Phát biểu trên hãng tin Al Jazeera, Rani cho biết: “Khi tôi nhìn thấy những cô gái trẻ mang thai, tôi cảm nhận như mình ở trong họ, và tự nhủ phải có trách nhiệm nhiều hơn cho sức khỏe của họ”.

Đôi khi phụ nữ đã bỏ quên các cuộc gọi khi họ vào khu vực chăm sóc sinh nở của bệnh viện. Sản phụ Rita Yadav tránh nâng các vật nặng trong suốt thời gian bà mang thai khi bà nhận được các thông điệp từ mMitra, và khi hạ sinh con trai vào ngày 1/7/2014 – nhưng sau đó bà không còn nhận được bất kỳ thông điệp nào nữa do bởi đã làm mất số điện thoại để bệnh viện chuyển tải tin nhắn đến thân chủ. Sản phụ Rita Yadav rầu rĩ cho biết: “Giờ đây tôi cần các thông điệp này hơn bao giờ hết để tìm hiểu xem liệu đứa con tôi có triệu chứng nôn mửa thì có được xem là bình thường không?”. Bây giờ, bác sĩ Aparna Hegde đang xúc tiến cung cấp các thông điệp giọng nói cho tầng lớp sản phụ trung lưu, và nhận một khoản chi phí trên danh nghĩa cũng như giới thiệu các thông điệp tùy biến cho những phụ nữ nhiễm HIV. Bằng giọng lạc quan, bà Aparna Hegde nói: “Thông thường, các tổ chức phi chính phủ lớn sẽ đảm trách những công việc này nhưng tôi không thể ngồi yên, chờ đợi được – tôi đã làm việc này trong lúc sống ở Mỹ và tương tác với người dân Ấn Độ, trải qua các múi giờ khác nhau. Ngày nay, tôi hạnh phúc khi nhìn thấy các sản phụ hoàn toàn không còn lo âu trong bóng tối sợ hãi và họ đủ tự tin để hưởng thụ giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của họ”. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật