Phụ nữ mang thai cần lưu ý những triệu chứng của bệnh dạ dày

Phụ nữ khi mang thai thường có những thay đổi sinh lý, nội tiết, trong đó có các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi…

Phụ nữ khi mang thai thường có những thay đổi sinh lý, nội tiết, trong đó có các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… Nhiều người lo lắng làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Có nên dùng thuốc hay không?

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai do ốm nghén hoặc do suy nghĩ lo lắng căng thẳng quá cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày phát triển nặng hơn. Bị đau dạ dày khi mang thai thường rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Khi thai nhi ngày càng phát triển cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo.

Trong lúc mang thai nhất là 3 tháng đầu dạ dày sẽ rất đau do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc

Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau

Đây là lời khuyên của các chuyên gia khi nhắc đến việc dùng thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai mắc bệnh về dạ dày. Bởi hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi Phần lớn thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu gây hại cho thai.

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…), việc sử dụng một số thuốc trong thời kỳ này dễ gây ra dị tật, quái thai. Ba tháng giữa thai kỳ, mặc dù là giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này.

Ba tháng cuối là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa thận chưa làm tốt chức năng đào thải hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Giai đoạn này thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Các chuyên gia khuyên, trong khi mang thai và cho con bú tốt nhất là giữ gìn sức khoẻ tốt để không phải dùng thuốc Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì không nên tùy tiện, phải được sự đồng ý của bác sĩ và uống thuốc theo hướng dẫn.

Thuốc chống nôn domperidon

Phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon Mặc dù, thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Nếu nôn nhiều có thể cho thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ.

Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.

Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày

Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.

Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.

Theo các chuyên gia, tốt nhất phụ nữ mang thai nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm đi những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật