Thuốc kích trứng: Cẩn trọng khi sử dụng kẻo rước họa vào thân

Theo bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Song Hà, thuốc kích trứng được chỉ định cho người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai.

Ngày nay số cặp vợ chồng gặp khó khăn trong vấn đề sinh con không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, một thông tin đáng mừng là y học hiện đại đã nghiên cứu ra rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ khả năng sinh sản Một trong những phương pháp đầu tiên được áp dụng đối với các cặp đôi hiếm muộn là sử dụng thuốc kích trứng Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kích thích trứng rụng như thế nào là hiệu quả, hợp lý thì không phải ai cũng biết? Xoay quanh vấn đề này, bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên Bác sĩ bệnh viện Từ Dũ. Hiện làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) sẽ có giải đáp chi tiết.

Hỏi: Em được bác sĩ điều trị trực tiếp cho sử dụng thuốc kích thích trứng rụng để tăng cơ hội đậu thai. Cho em hỏi nếu sử dụng thuốc kích trứng thì khả năng thụ thai có cao không? Cảm ơn bác sĩ nhiều! 

Độc giả Nguyễn Phương Anh (Gia Lâm, Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà:  Chào em, chỉ định dùng thuốc kích trứng thường được sử dụng cho những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai thuốc có tác dụng kích thích không chỉ một mà nhiều các nang noãn phát triển. Khi đó, khả năng có thai ở người phụ nữ sẽ cao hơn. Mặt khác, nguy cơ đa thai cũng rất lớn. Tình trạng đa thai tạo ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi sau này như  tiền sản giật sảy thai sinh non thai lưu

Khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc kích trứng, bác sĩ phải theo dõi bạn dựa trên xét nghiệm nội tiết, siêu âm canh noãn, tiếp đó điều chỉnh liều thuốc thích hợp để đạt kích thước nang noãn mong muốn. Sau đó bạn sẽ được chích rụng trứng và hẹn ngày gần chồng hoặc ngày lọc rửa tinh trùng để bơm. Tỉ lệ thành công của IUI thay đổi khoảng 10 – 40% mỗi chu kỳ. Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ có thai thấp hơn và tỉ lệ sẩy thai cao hơn. Tỉ lệ thành công của IVF người dưới 21 tuổi là 35,3 %, người trên 37 tuổi là 27,4%

Hỏi: Em kết hôn được hơn 1 năm, nhưng đến giờ vẫn chưa có thai. Đi khám được bác sĩ kết luận tinh trùng của chồng em rất tốt và khỏe. Lúc trước em cũng bị đa nang và hay bị nhiễm nấm nhưng đã điều trị khỏi. Bác sĩ điều trị có cho em uống thuốc kích thích rụng trứng, em làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng vẫn không có kết quả. Em đang rất hoang mang vì không biết mình có vô sinh hay không? Mong chuyên gia tư vấn giúp em. 

Độc giả Phạm Hạnh (Bạc Liêu)

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà:  Chào em, muốn có thai thì chồng phải có tinh trùng tốt, vợ phải có trứng tốt, trứng và tinh trùng đó phải gặp nhau ở một thời điểm thích hợp thì cơ hội có con sẽ cao. Chồng em tinh trùng tốt là một yếu tố thuận lợi. Vấn đề còn lại là ở em, ở đây em không đề cập đến tuổi của 2 vợ chồng hiện tại là bao nhiêu và em đã được làm các xét nghiệm về hiếm muộn chưa? 

Viêm âm đạo do nấm chỉ gây ngứa khó chịu chứ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vấn đề còn lại là em có buồng trứng đa nang nên có những chu kỳ không rụng trứng nên khiến em chậm có con. Em phải xác định tư tưởng muốn có con thì đây là một cuộc chiến lâu dài, tốn kém nhiều về công sức, thời gian và tiền bạc em nên kiên trì theo bác sĩ thì cơ hội mang thai sẽ đến. Chúc em mau có tin vui. 

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị dị ứng khi uống thuốc kích trứng (nổi mề đay, mẩn ngứa). Bác sĩ điều trị cho tôi nói kỳ này sẽ chuyển sang dùng thuốc tiêm kích trứng cho tôi. Tôi xin hỏi nếu tiêm thuốc kích trứng tôi có thể bị dị ứng tiếp không? Thuốc tiêm và thuốc uống có gì khác nhau không? Nếu không dùng được thuốc tây tôi có nên chuyển hướng sang dùng thuốc nam hay thuốc bắc không?

Độc giả Nguyễn Anh Thư (Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Thuốc cũng giống như ăn thức ăn, có người có dị ứng và cũng có người không sao. Do vậy khi bạn dị ứng thuốc uống bác sĩ chuyển bạn sang dạng tiêm. Việc có bị dị ứng thuốc tiếp hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của bạn với thuốc như thế nào nữa, do vậy bạn nên chích thuốc tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu nếu xảy ra phản ứng thuốc. Vấn đề chuyển dùng thuốc nam hay thuốc bắc là do bạn tự quyết định, bạn có thể đến tư vấn cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa đông y nhé!  

Hỏi: Thưa bác sĩ, kết quả xét nghiệm nội tiết của tôi như sau: FSH 5.7 IU/l, LH 2.7 IU/L, PROLACTIN 336MU/L, ESTRADIOL 56 PG/ML, PROGESTERONE 0.5 NMOL/L, TESTOSTERONE 0.8 NMOL/L. Các chỉ số xét nghiệm nội tiết như trên có bình thường không, thưa bác sĩ? Trước đây, tôi có đi siêu âm đầu dò, chụp vòi trứng của tôi bình thường nhưng bị viêm cổ tử cung và viêm âm đạo. Bác sĩ kết luận trứng bé và cho dùng thuốc kích trứng và niêm mạc tử cung. Tôi rất băn khoăn không biết thuốc này có gây hại gì không? Nếu dùng thuốc kích trứng mà tôi vẫn không có em bé thì phải làm thế nào? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Độc giả [email protected]

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Chào bạn, Nếu các chỉ số xét nghiệm này bạn làm vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh thì các giá trị tham khảo của các thông số này nằm trong giai đoạn nang trứng như sau:

- FSH: bình thường từ 3.5 đến 12.5IU/L

- LH: bình thường từ 2.4 đến 12.6 mIU/mL

- PRL: bình thường từ 127 đến 627 uU/mL

- E2: bình thường từ 46 đến 607 pmol/L

- Progesteron: bình thường từ 0.67 đến 4.7 nmol/L

- Testosterone: bình thường từ 0.22 đến 2.90 nmol/L  

Như vậy các xét nghiệm nội tiết của bạn trong giới hạn bình thường, bạn không nên lo lắng về vấn đề này.  Bạn đã đi siêu âm đầu dò, chụp vòi trứng bình thường, là một trong những yếu tố thuận lợi, bạn nên chữa khỏi viêm cổ tử cungviêm âm đạo thì mới nên tiếp tục sinh con.. Ngoài yếu tố trên, tôi không biết tuổi hiện tại của cả 2 vợ chồng và chất lượng tinh trùng của chồng bạn có tốt không nên không thể tư vấn cụ thể được.

Muốn có thai thì chồng phải có tinh trùng tốt, vợ phải có trứng tốt, trứng và tinh trùng đó phải gặp nhau ở một thời điểm thích hợp thì cơ hội có con sẽ cao. Chỉ định dùng thuốc kích trứng thường được sử dụng cho những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai. Thuốc có tác dụng kích thích không chỉ một mà nhiều các nang noãn phát triển. Khi đó, khả năng có thai ở người phụ nữ sẽ cao hơn. 

Khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc kích trứng, bác sĩ phải theo dõi bạn dựa trên xét nghiệm nội tiết, siêu âm canh noãn, tiếp đó điều chỉnh liều thuốc thích hợp để đạt kích thước nang noãn mong muốn. Sau đó bạn sẽ được chích rụng trứng và hẹn ngày gần chồng hoặc ngày lọc rửa tinh trùng để bơm. Bạn nên biết tỉ lệ thành công  của IUI thay đổi khoảng 10 – 40% mỗi chu kỳ. Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ có thai thấp hơn và tỉ lệ sẩy thai cao hơn.

Tỉ lệ thành công của IVF  người dưới 21 tuổi là 35,3 %, người trên 37 tuổi là 27,4%   Bạn phải xác định tư tưởng đây là một cuộc chiến lâu dài tốn kém nhiều về công sức thời gian và tiền bạc em nên kiên trì theo bác sĩ thì cơ hội mang thai sẽ đến. Chúc bạn mau có tin vui.  

Hỏi: Em năm nay 25 tuổi, đã lập gia đình được hơn 1 năm nhưng chưa có em bé. Vợ chồng em đã cố gắng canh trứng nhưng không có hiệu quả. Bác sĩ cho hỏi có thể dùng thuốc kích thích trứng rụng để có thể thụ thai sinh đôi được không?

Độc giả Trần Thị Lan (Nam Định)

Bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà:  Hiện em 25 tuổi là tuổi thuận lợi cho vấn đề sinh sản, nhưng em không đề cặp đến vấn đề cả hai vợ chồng đã được làm xét nghiệm để khảo sát các vấn đề liên quan đến hiếm muộn chưa nên khó có thể tư vấn cụ thể được. Muốn có thai thì chồng phải có tinh trùng tốt, vợ phải có trứng tốt, trứng và tinh trùng đó phải gặp nhau ở một thời điểm thích hợp thì cơ hội có con sẽ cao.  Em phải xác định tư tưởng đây là một cuộc chiến lâu dài tốn kém nhiều về công sức thời gian và tiền bạc em nên kiên trì theo bác sĩ chuyên khoa thì cơ hội mang thai có thể sẽ đến cao hơn.

Thuốc kích trứng thường được sử dụng cho những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai. Thuốc có tác dụng kích thích không chỉ một mà nhiều các nang noãn phát triển. Khi đó, khả năng có thai ở người phụ nữ sẽ cao hơn. Mặt khác, nguy cơ đa thai cũng rất lớn. Tình trạng đa thai tạo ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi sau này như  tiền sản giật sảy thai sinh non thai lưu...

Xin cảm ơn bác sĩ!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật