Để mang thai lần 2 khỏe mạnh, các mẹ cần lưu ý những điều này

Sau lần sinh đầu, bạn đã có ít nhiều kinh nghiệm song mang thai lần 2 sẽ không hoàn toàn giống như lần đầu.

Dù lần mang thai đầu của bạn thành công và an toàn thì lần thứ hai vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ thể của bạn, năng lượng, các hoóc-môn và kích thích tố… tất cả vừa trải qua một sự thay đổi lớn khi bạn sinh con lần thứ nhất và lần thứ hai cơ thể lại phải đối diện với những thách thức mới. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn mang thai lần 2 khỏe mạnh, an toàn và tâm lý bớt nặng nề hơn.

1. Xét nghiệm máu

Khi bạn lên kế hoạch mang thai lần 2, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu Điều này không phải để xác nhận khả năng có thai mà là để kiểm tra lượng chất sắt có trong máu.

Mang thai lần thứ hai cơ thể có rất nhiều nguy cơ bị thiếu sắt trong máu. Sắt là một vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp hình thành các tết bào máu sắc tố đỏ cho cả mẹ và thai nhi Cơ thể bạn cần lượng máu nhiều hơn 50% bình thường trong suốt quá trình thai kỳ để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể của mẹ và bé

Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ sinh non trẻ chậm phát triển hay dẫn đến chứng thiếu máutrẻ sơ sinh Vì vậy, thai phụ cần một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ lượng chất sắc để tránh các biến chứng trong thai kỳ.

2. Theo dõi chu kỳ rụng trứng

Không phải đơn giản chỉ cần quan hệ không biện pháp bảo vệ và có một đời sống tình dục tích cực là có thể giúp bạn mang thai một cách dễ dàng.

Chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể sẽ thay đổi sau đợt tăng nội tiết tố khi bạn sinh con lần thứ nhất, các biện pháp tránh thai hay việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến việc có con lần thứ hai.

Vì vậy, bạn nên bắt đầu theo dõi chu kỳ rụng trứng của mình để biết khi nào là thời điểm tốt nhất để thụ thai. Bạn có thể mất ba hoặc bốn tháng để đạt được kết quả như mong muốn.

3. Giảm cân

Hầu hết phụ nữ điều bị thừa cân sau khi sinh con đầu lòng. Cân nặng quá mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần 2 của bạn, dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, mất cân bằng hoóc-môn, thậm chí là gây ra hiện tượng không rụng trứng Vì vậy, bạn nên chạy bộ hoặc tham gia các lớp yoga thể dục nhịp điệu để giảm cân trước khi lên kế hoạch sinh con thứ hai

4. Hỗ trợ từ bạn đời

Để đứa bé chào đời, vai trò của người đàn ông rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho tinh trùng của người chồng khoẻ mạnh và việc thụ tinh trở nên dễ dàng hơn. Hút thuốc và uống rượu thường xuyên sẽ gây hại cho chất lượng tinh trùng Bạn nên dành thời gian nói chuyện cùng chồng về kế hoạch sinh con để đảm bảo có được sự hỗ trợ tốt nhất trong quá trình mang thai

5. Quy định về khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần sinh con

Nếu bạn đang lo lắng tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình và lên kế hoạch mang thai lần 2 sớm hơn thì bạn phải chú ý đến điều này. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần sinh con phải là 18 tháng. Khoảng thời gian tốt nhất là ba năm, khi con đầu lòng của bạn đủ tuổi và không còn cần nhiều sự chăm sóc của mẹ. Cơ thể bạn lúc này đã phục hồi và sẵn sàng cho quá trình mang thai kế tiếp.

6. Trao đổi với chuyên gia trị hiếm muộn

Việc thụ thai của bạn có thể gặp trở ngại ngay cả khi bạn đã cố gắng nhiều lần. Trong trường hợp này bạn nên tìm gặp bác sĩ điều trị hiếm muộn nếu những nỗ lực của bạn không đem lại kết quả trong sáu tháng hoặc thời gian dài hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc không thụ thai và chuyên gia hiếm muộn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật