Bệnh trĩ đã hành hạ 50% người Việt, vậy phòng tránh cách nào?

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ hay uống nhiều nước là hai cách đơn giản và dễ làm.

Trĩ là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Việc điều trị căn bệnh bằng thuốc không dễ dàng. Để giảm thiểu sự đau đớn, cách tốt nhất là bạn nên áp dụng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh.

Chế độ ăn nhiều chất xơ

Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người thường xuyên hoặc gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Vì vậy, cách tự nhiên để giải quyết vấn đề này nằm ở thực đơn của bạn.

Thêm chất xơ vào chế độ ăn là khuyến nghị phổ biến của các bác sĩ chuyên chữa bệnh về đường tiêu hoá. Các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ bao gồm:

- Các loại đậu như đậu Hà Lan đậu đen

- Các loại ngũ cốc như lúa mạch bột cám, bột yến mạch, gạo nâu.

- Rau quả như atisô đậu xanh bông cải xanh

- Trái cây như quả mâm xôi quả lê táo và chuối

Chuối là loại trái cây rất phù hợp với người mắc bệnh trĩ

Chuối là loại trái cây rất phù hợp với người mắc bệnh trĩ

Uống đủ nước

Nước là chìa khóa để giúp cho đường ruột khỏe mạnh. Uống đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm căng thẳng Mỗi ngày, bạn nên uống 1,8-2,5 lít nước để giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Tập thể dục

Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi cả ngày thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Vì vậy tập thể dục là giải pháp hiệu quả để phòng bệnh.

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp đại tràng hoạt động tốt hơn. Theo các chuyên gia yoga bơi lội hay đi bộ là cách vận động rất tốt nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh trĩ Trong khi đó, cử tạ lại làm tăng áp lực lên ổ bụng và có thể dẫn đến trĩ.

Không nhịn tiểu

Khi bạn trì hoãn việc 'giải quyết nỗi buồn', một áp lực lớn sẽ tác động lên các tĩnh mạchtrực tràng Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể mắc bệnh trĩ

Thận trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Một số thuốc nhuận tràng làm việc bằng cách kích thích sự co bóp đường ruột để dịch chuyển mọi thứ bên trong. Điều này có thể làm tăng áp lực lên ruột và gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ Để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ bạn hãy hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng và bổ sung thêm chất xơ, nước.

Tránh rặn, khiêng vác nặng

Rặn khi đại tiện sẽ tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đớn chảy máu Người mắc bệnh trĩ rặn sẽ làm búi trĩ ra ngoài nhiều hơn.

Ngoài ra, những người thường xuyên khiêng vác vật nặng ho mạn tính hay mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật