Ho mạn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nân và biện pháp hạn chế ho mạn tính

Ho mạn tính là gì?

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em Ho mạn tính gây phiền toái nhiều có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy kiệt sức Trường hợp nặng của ho mạn tính có thể gây nôn mửa chóng mặt và thậm chí gãy xương sườn.

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài 8 tuần trở lên

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài 8 tuần trở lên

Triệu chứng thường gặp

Ho mạn tính có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Cảm giác có chất dịch chảy xuống mặt sau của cổ họng (chảy mũi sau)

- Thường xuyên đau rát cổ họng

- Khàn tiếng

- thở khò khè và thở dốc

- Ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng

- ho ra máu trong trường hợp hiếm.

Nguyên nhân gây ra bệnh ho mạn tính

Các nguyên nhân phổ biến sau đây, một mình hoặc kết hợp gây ra ho mãn tính:

- Chảy mũi sau: Khi mũi hoặc xoang tạo ra nhiều dịch nhầy, có thể chảy xuống mặt sau của cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên

- Hen suyễn: Ho do hen suyễn liên quan theo mùa, xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh hay một số hóa chất hoặc nước hoa. 

- Trào ngược dạ dày: Axit dạ dày chảy ngược lên thực quản Các kích thích liên tục có thể dẫn đến ho mạn tính.

- Nhiễm trùng: Ho có thể kéo dài lâu sau các triệu chứng khác của bệnh viêm phổi cúm cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác của đường hô hấp trên đã hết. 

- thuốc huyết áp: thuốc ức chế men chuyển thường được kê toa đối với bệnh cao huyết áp và suy tim là nguyên nhân gây ho mạn tính ở một số người;

- viêm phế quản mạn tính: Ttình trạng viêm lâu ngày của đường dẫn khí chính có thể gây ra ho có đờm

Ho mạn tính có thể do các bệnh lý liên quan đến phổi

Ho mạn tính có thể do các bệnh lý liên quan đến phổi

Biện pháp hạn chế ho mạn tính

Các biện pháp chữa trị ho mạn tính ở trẻ em và người lớn là cần duy trì một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

- Bỏ hút thuốc lá: Sau khi bỏ thuốc lá bạn sẽ ít có khả năng mắc cảm lạnh hoặc bị ho mạn tính

- Thay đổi chế độ ăn uống: Cần có cế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

- Tránh bị nhiễm bệnh: Nên tránh xa bất cứ ai có bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản để không tiếp xúc với vi khuẩn Bạn nên rửa tay thường xuyên và không dùng chung dao kéo, khăn, gối.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật