Cách phát hiện sớm bệnh lao ở người nhiễm HIV nhanh nhất
Đối với người nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm là điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội xâm nhập, trong đó có bệnh lao. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 (tế bào miễn dịch) dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao phát triển rất nhanh, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.
Có thể nói, HIV/AIDS đã tác động rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh lao và tỷ lệ chết do lao. Trong khi đó, cả hai bệnh lao và HIV đều có thể lây lan trong cộng đồng nếu như chúng ta thiếu hiểu biết, không biết cách tự bảo vệ mình.
Phát hiện sớm mắc lao
Theo hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao và điều trị dự phòng mắc lao bằng isoniazid (INH) ở người nhiễm HIV, đối với người lớn và trẻ vị thành niên phát hiện nghi ngờ mắc lao dựa vào 4 triệu chứng và dấu hiệu sau: hiện tại có ho sốt, sút cân, ra mồ hôi ban đêm. Đối với trẻ em dựa vào 4 dấu hiệu: trọng lượng cơ hể hay cân nặng (không lên cân hoặc thiếu cân so với độ tuổi hoặc sụt cân từ trên 5% so với lần kiểm tra gần đây nhất hoặc không tăng cân), sốt, hiện tại có ho và có tiếp xúc với người bệnh lao.
Nếu người nhiễm HIV có bất kỳ một trong các triệu chứng hoặc dấu hiệu trên (đối với người lớn và trẻ em) là những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lao Những trường hợp nghi ngờ này cần được chẩn đoán phân biệt với các nhiễm trùng cơ hội khác, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở điều trị lao để được chẩn đoán và điều trị. Trường hợp người nhiễm HIV mắc lao, cần đăng ký điều trị bệnh lao theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng HIV (ARV) của Bộ Y tế ngay sau khi người bệnh dung nạp thuốc điều trị lao.
Nếu người nhiễm HIV không mắc lao thực hiện điều trị dự phòng mắc lao bằng thuốc INH, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác (nếu có).
Dự phòng bằng isoniazid (INH)
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ định điều trị dự phòng bệnh lao bằng INH cho những trường hợp sau:
Người lớn và trẻ vị thành niên nhiễm HIV và loại trừ mắc lao tiến triển; không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch kể cả phụ nữ mang thai người bệnh đang điều trị ARV và người bệnh đã từng được điều trị lao trước đây.
Đối với trẻ em, trẻ trên 12 tháng tuổi nhiễm HIV: không có bằng chứng mắc lao tiến triển dựa vào sàng lọc lâm sàng và không tiếp xúc với người bệnh lao. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nhiễm HIV: chỉ những trẻ có tiếp xúc với người bệnh lao và được loại trừ đang mắc lao tiến triển.
Không được dùng INH để dự phòng lao cho người bệnh có tiền sử dị ứng với INH (người bệnh đã từng bị sốt phát ban hoặc viêm gan do điều trị bằng INH trước đây).
Đối với những trường hợp viêm gan tiến triển xơ gan nghiện rượu nặng (người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của viêm gan như mệt mỏi biếng ăn nước tiểu sẫm màu đau bụng nôn buồn nôn vàng da và/ hoặc có tăng men gan như ALT lớn hơn 5 lần chỉ số bình thường thì trì hoãn việc điều trị dự phòng lao bằng INH cho đến khi men gan trở về bình thường hoặc nhỏ hơn 5 lần giới hạn bình thường. Trong trường hợp người bệnh có rối loạn thần kinh ngoại biên (cảm giác kim châm, tê bì, yếu chi hoặc có cảm giác đau bỏng rát ở các chi), trì hoãn việc điều trị dự phòng INH cho đến khi người bệnh được điều trị ổn định.
Cách dùng thuốc: uống 1 lần/ngày vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn, tốt nhất là uống lúc đói. Thời gian điều trị, đối với người lớn là 9 tháng, trẻ em là 6 tháng.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này như viêm dây thần kinh ngoại biên (khắc phục bổ sung vitamin B6 lên 100mg/ngày.
Ngừng INH nếu các triệu chứng của viêm dây thần kinh ngoại biên không thuyên giảm hoặc nặng hơn), có thể bị rối loạn chức năng gan biểu hiện vàng da tăng men gan (cần phân biệt với tăng men gan do các nguyên nhân khác), người bệnh có thể bị nổi mẩn buồn nôn nôn, vàng da thì dừng uống thuốc tạm thời đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc ổn định thì điều trị tiếp tục.
Người bệnh và người chăm sóc cần được tư vấn về những tác dụng không mong muốn này và theo dõi các tác dụng phụ trong tất cả các lần tái khám.
Đối với những trường hợp được điều trị đồng thời INH với thuốc kháng HIV nevirapine (NVP) cần theo dõi chặt chẽ về sự tăng nguy cơ viêm dây thần kinh ngoại vi và ngộ độc gan. Cần ngừng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng ở mức độ nặng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:08 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023