Cảnh báo bệnh nhược giáp, rối loạn dạ dày do thuốc chống loạn nhịp

Kết quả của thử nghiệm chống loạn nhịp tim và các nghiên cứu khác được công bố từ năm 1989 - 1992 cho thấy, tỷ lệ tử vong tăng liên quan đến việc dùng thuốc chống loạn nhịp khiến giới y học phải đánh giá lại sự lựa chọn và sử dụng thuốc trong xử trí nhiều trường hợp loạn nhịp nặng.

Hệ thống phân loại Vaughan- Williams (V-W) được sử dụng từ lâu để phân loại thuốc chống loạn nhịp. Hệ thống này xếp những thuốc hiện có vào 1 trong 4 nhóm I, II, III, IV.

Trong nhóm thuốc chống loạn nhịp, cơ chế tác dụng của nhóm III được hiểu ít nhất, trong khi đó nhiều thuốc trong nhóm này có tác dụng đa dạng và khác nhau.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tác dụng điện sinh lý của nhóm III đạt được chủ yếu là do chẹn kênh kali Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu về cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này. Nhiều thuốc nhóm III có tác dụng điện sinh lý đa dạng.

Ví dụ, amiodaron, bretylium và sotalol là 3 thuốc chủ yếu được xếp vào nhóm thuốc chống loạn nhịp nhóm III nhưng amiodaron lại có các đặc điểm điện sinh lý điển hình cho tất cả các nhóm của hệ thống phân loại V-W, mặc dù, do ban đầu amiodaron được bào chế và dùng làm thuốc chống đau thắt ngực, nó có cả tác dụng vận mạch ngoại vi và mạch vành. Sotalol có đặc tính điện sinh lý, dược động học, dược lý học của cả hai nhóm II và III. Disopyramid, trong khi được xếp vào nhóm I thì lại có hoạt tính của nhóm III.

Giống như tất cả các thuốc chống loạn nhịp, nhóm III có thể gây loạn nhịp tim bao gồm các loạn nhịp thất nguy hiểm đến tính mạng và có thể làm trầm trọng thêm các loạn nhịp thất trước đó, dẫn đến rung thất dai dẳng nhịp nhanh thất dai dẳng và/hoặc xoắn đỉnh

Thường khó phân biệt giữa loạn nhịp ác tính có từ trước với loạn nhịp do thuốc, trừ khi có hiện tượng rõ rệt thúc đẩy như mất cân bằng điện giải hoặc nhồi máu cơ tim cấp (AMI). Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp có thể gây chết đột ngột, và bệnh nhân tiếp tục có nguy cơ không chỉ khi bắt đầu điều trị như quan niệm trước đây. Cần theo dõi chặt chẽ khoảng QT và cân bằng điện giải khi dùng liệu pháp chống loạn nhịp để giảm thiểu các tai biến nguy hiểm chết người.

Mặc dù là loại thuốc chống loạn nhịp có hiệu quả tốt, song việc sử dụng amiodaron bị hạn chế do có nhiều tác dụng phụ. Amiodaron độc hơn các thuốc nhóm III khác và các thuốc khác nói chung. Nhìn chung, có khoảng 70% bệnh nhân dùng amiodaron bị phản ứng phụ, với 5-20% tai biến nghiêm trọng đến mức phải dừng thuốc. Nói chung, các tác dụng phụ chủ yếu của amiodaron thường tích lũy và có liên quan đến liều, do đó nó dễ xảy ra sau khi điều trị kéo dài và/hoặc liều cao.

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của liệu pháp amiodaron là phản ứng phổi. Phản ứng này có thể gây chết người (10% số trường hợp) và có lẽ là hậu quả của viêm phổi kẽ viêm phổi quá mẫn xơ phổi hoặc ARDS do amiodaron gây ra.

Mặc dù tương đối hiếm gặp, nhiễm độc gan có thể gây tử vong (xơ gan viêm gan) thứ phát sau khi dùng liệu pháp amiodaron và cùng với nó là sự tăng mạnh các men gan

Tác dụng tim mạch của amiodaron rất khó phân biệt với phạm vi hoạt tính dược học bình thường của thuốc. Amiodaron có thể gây blốc nhĩ thất, blốc xoang nhĩ và/hoặc blốc trong thất, gây ra các loạn nhịp tim mới nặng. Thuốc cũng có thể làm trầm trọng thêm các loạn nhịp vốn có. Bệnh nhân dùng amiodaron có thể bị bệnh thần kinh ngoại vi.

Nhược giáp do amiodaron hay gặp hơn so với cường giáp Trong một số nhưng không phải là tất cả các trường hợp bị bệnh tuyến giáp việc ngừng điều trị bằng amiodaron là cần thiết.

Quá mẫn với ánh sáng, một tác dụng phụ trên da hay gặp nhất có thể xảy ra ở 10% số bệnh nhân. Dùng amiodaron lâu ngày ít khi làm da đổi thành màu xanh xám, tình trạng này hay gặp hơn ở người có nước da trắng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.

Rối loạn dạ dày ruột tương đối hay gặp khi dùng amiodaron, đặc biệt ở giai đoạn điều trị tấn công, nhưng thường không phải dừng thuốc. Triệu chứng tiêu hóa xảy ra ở khoảng 25% số bệnh nhân bao gồm nôn buồn nôn chán ăn táo bón đau bụng

Rối loạn thị giác gồm nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân. Lắng đọng giác mạc không triệu chứng (lắng đọng vi thể) xảy ra ở gần như tất cả các bệnh nhân dùng amiodaron trong ít nhất 6 tháng mắc, dù tình trạng này có thể xảy ra sớm hơn và thường không liên quan với rối loạn về mắt.

Các tác dụng phụ hay gặp nhất có thể dẫn đến phải ngừng sotalol gồm: mệt mỏi nhịp tim chậm, suy nhược tiêu chảy chóng mặt Những bệnh nhân bị bệnh phế quản co thắt từ trước có nguy cơ cao bị hen, rối loạn nhịp thở hoặc co thắt phế quản nặng thêm do sotalol ức chế các catecholamin nội sinh, là chất gây giãn phế quản thông qua tác dụng đối kháng beta.

Cả tăng và hạ đường huyết đều có thể xảy ra khi dùng sotalol. Sotalol có thể can thiệp vào quá trình phân giải glycogen gây tăng đường huyết và thuốc cũng có thể che khuất các triệu chứng của hạ đường huyết Cần thận trọng khi dùng sotalol ở những bệnh nhân đái tháo đường không ổn định.

Hạ huyết áp cả tư thế nằm và tư thế đứng, là tác dụng phụ hay gặp nhất của bretylium. Hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, bải hoải và ngất. Tăng huyết áp nhẹ có thể xảy ra do ban đầu bretylium gây giải phóng norepinephrin từ các hạch giao cảm. Cũng đã có báo cáo về nhịp tim chậm, cảm giác tưc ngực và đau thắt ngực

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật