Chẩn đoán hình ảnh - Không nên lạm dụng kẻo nguy hại khôn lường

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) hiện đại ngày càng được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế giúp người thầy thuốc chẩn đoán chính xác bệnh của cơ thể. Trong một số trường hợp CĐHA làm thay đổi chẩn đoán cũng như thái độ điều trị. Tuy nhiên, CĐHA chỉ là phương tiện hỗ trợ chứ không phải là duy nhất giúp xác định bệnh và vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh việc sử dụng các thiết bị này: CĐHA có tác động như thế nào đến cơ thể và lạm dụng các thiết bị này gây hại gì?

Phúc đáp thư một độc giả

Ông Nguyễn Văn A. 53 tuổi, ở Thái Bình phát hiện có khối u trong gan Bác sĩ khuyên ông nên chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác tính chất và kích thước của khối u nhưng ông lại sợ đau và sợ dị ứng với thuốc cản quang Phóng viên báo sức khỏe & Đời sống đã tìm gặp TS. Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Hữu Nghị để tìm hiểu vấn đề của ông và của nhiều bạn đọc khác nữa. Theo TS. Dũng, CĐHA hiện nay bao gồm Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính chụp cộng hưởng từ chụp mạch và chụp mạch can thiệp. Trong trường hợp của độc giả này, nếu là u đơn thuần, không kèm theo bệnh gì khác như bệnh xương khớp hô hấp tim mạch thì sẽ được bác sĩ yêu cầu chụp cắt lớp vi tính.

Phương pháp này sẽ giúp thầy thuốc có nhiều thông tin hơn trong đánh giá khối u. Với những trường hợp cần phải chẩn đoán mà bệnh nhân phải chụp cắt lớp vi tính 1-2 lần trong suốt cuộc đời thì không ảnh hưởng tới sức khỏe do bức xạ của tia X thuốc cản quang được sử dụng để xác định khối u trong chụp cắt lớp là cần thiết và sẽ được thầy thuốc hỏi những yếu tố mang tính chất tiên lượng trước như tiền sử dị ứng nhất là dị ứng với thuốc kháng sinh penicilin hay các vấn đề gây dị ứng khác để phòng tránh. Đối với những trường hợp sợ quá mức thì có một phương pháp khác là chụp cộng hưởng từ phương pháp có yếu tố nguy cơ ít hơn.

Hình ảnh ung thư trung thất trên phim chụp cắt lớp.

Hình ảnh ung thư trung thất trên phim chụp cắt lớp.

CĐHA mang lại lợi ích gì cho người bệnh?

TS. Nguyễn Quốc Dũng cho biết, khi sử dụng các phương pháp CĐHA, bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân có bất thường về hình thái ở các tạng trong cơ thể hay không. Chẳng hạn không phải u phổi nhưng có thiểu sản phổi, không có lao phổi nhưng có dị dạng tĩnh mạch phổi. CĐHA cũng giúp người thầy thuốc xác định nhóm bệnh lý khác nhau như viêm dị tật, các bất thường bẩm sinh hay nhóm bệnh mắc phải... CĐHA đặc biệt có ý nghĩa trong đánh giá vị trí, kích thước, đặc tính, bản chất khối u.

Tuy nhiên cần lưu ý một điều là CĐHA phải kết hợp chặt chẽ với khám lâm sàng cũng như phối hợp với các phương pháp cận lâm sàng khác như sinh hóa, huyết học để xác định bệnh lý toàn thân. Hiện nay, CĐHA tiến dần đến can thiệp điều trị như nút mạch ung thư gan đặt coil trong điều trị phình mạch, stent đường mật, nút mạch u xơ tử cung và có thể thay thế được phẫu thuật trong một số bệnh lý như chảy máu mũi xuất huyết tiêu hóa CĐHA cũng rất có ý nghĩa ở giai đoạn trước phẫu thuật, chẳng hạn trong một khối u não u tăng sinh mạch thì có thể nút mạch trước để hạn chế chảy máu trong khi mổ.

Không nên lạm dụng các phương tiện CĐHA

Bác Quách Hữu Q. 55 tuổi, ở Ninh Bình, trong một lần khám bệnh định kỳ, bác sĩ phát hiện bác có một vết mờ ở phổi. Nhiều người nói rằng đó có thể là một khối u ác tính của phổi khiến bác rất lo lắng nên cứ một tháng bác lại đi chụp cắt lớp một lần để theo dõi tiến triển của vết mờ này. Theo TS. Dũng thì chụp cắt lớp sẽ cung cấp cho thầy thuốc những thông tin quan trọng liên quan đến khối mờ này như kích thước, đường kính hay tính chất của nó nhưng chụp một lần hay nhiều lần phải căn cứ vào hình ảnh chụp ban đầu chứ không nên lạm dụng do mỗi lần chụp cắt lớp liều phóng xạ đưa vào cơ thể gấp 20-25 lần so với chụp Xquang phổi thông thường.

Bên cạnh đó, chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X nhiều hơn nên có thể gây nên biến chứng như bỏng tại chỗ mệt mỏi khô da khô móng hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư phổi ung thư tuyến giáp suy tủy... với những người thường xuyên tiếp xúc với tia X mà không có các phương tiện bảo vệ. Thuốc cản quang được sử dụng trong chụp cắt lớp cũng có thể gây nên những phản ứng phụ như dị ứng với thuốc, nếu dị ứng nặng sẽ gây suy tuần hoàn suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong

Do vậy, với một nốt mờ ở phổi hay các trường hợp khác, người bệnh không nên lạm dụng CĐHA, cụ thể là chụp cắt lớp vi tính mà cần được khám toàn thân để xác định tình trạng của cơ thể từ đó người thầy thuốc mới đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra cũng cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng như phụ nữ có thai 3 tháng đầu trẻ em bộ phận sinh dục khi chụp cắt lớp vi tính do đây là nhóm nguy cơ cao mắc một số bênh khi tiếp xúc với tia X.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật