Chuyển mùa, cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng nhanh

Thời tiết chuyển mùa, nắng mưa thất thường nhiều bệnh xuất hiện, trong đó có sốt xuất huyết (SXH), bởi vì, thời tiết như vậy là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, trong khi đó có muỗi truyền bệnh SXH.

Mối nguy hiểm của bệnh SXH

Hiện nay ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng người mắc bệnh SXH đã bắt đầu xuất hiện và gia tăng. Trong khi đó, virut Dengue gây SXH ở nước ta có đủ 4 typ huyết thanh (từ D1-D4).

 

Do đó, một người đã mắc bệnh SXH với typ huyết thanh D1, tuy có miễn dịch với typ huyết thanh D1 nhưng vẫn có thể mắc SXH typ huyết thanh D2 hoặc D3 hoặc D4. Thêm vào đó là bệnh SXH ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt giai đoạn hiện nay, thời tiết rất thuận lợi cho muỗi phát triển.

Bệnh SXH lây lan như thế nào?

Có thể khẳng định là không có bọ gậy không có bệnh SXH, bởi vì, bọ gậy (loăng quăng) là con đẻ của muỗi mà không có, ắt hẳn không có muỗi. Vai trò quan trọng trong việc làm lây lan bệnh SXH là muỗi. Bệnh SXH do virut SXH gây ra và lây truyền bởi muỗi Aedes, trong đó có 2 loại giữ vai trò hết sức quan trọng là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc điểm của loài muỗi vằn sống chủ yếu ở thành thị, còn muỗi hổ châu Á gặp ở nông thôn và miền rừng núi. Do đặc điểm của nước ta trong quá trình đang đô thị hóa nhanh nên khó phân biệt ranh giới giữa thành thị và nông thôn. Chính vì vậy cả hai loài muỗi này đều có mặt cả ở nông thôn và cả ở thành thị, cùng mang mầm bệnh virut SXH gây bệnh SXH truyền bệnh cho người.

Đối với muỗi vằn thường sống cả trong nhà và cả ngoài trời, rất ưa hút máu người và đốt rất dai dẳng cho đến khi no mới thôi. Muỗi vằn thường hút máu vào ban ngày, nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chập tối. Khi muỗi đã hút no máu, chúng tìm chỗ tối để đậu, trú ẩn. Chúng có thể đậu cao tới 2 mét và bay xa khoảng nửa cây số.

Muỗi vằn và muỗi hổ châu Á ưa thích đẻ trứng vào nước sạch (nước lọ cắm hoa, nước sinh hoạt dự trữ trong chum, vại, nước ở các lốp xe hỏng có đọng nước hoặc nước ở các hồ, ao).

Trứng của muỗi sinh tồn trong nước và sẽ phát triển thành bọ gậy sau khoảng 2 tuần, nếu nhiệt độ thích hợp, chỉ cần trong vòng 7 ngày, trứng muỗi đã phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy sẽ trở thành muỗi trưởng thành. Muỗi vằn và muỗi hổ châu Á trưởng thành sẽ hút máu người bệnh bị SXH, qua vết đốt chúng truyền virut SXH vào máu người lành và người lành sẽ mắc bệnh SXH.

Đối tượng nào có thể mắc bệnh?

Bệnh SXH không từ một ai khi chưa có miễn dịch đối với virut SXH. Vì vậy, ở mọi lứa tuổi không kể người cao tuổi hay trẻ em, nam hay nữ khi chưa có miễn dịch với virut SXH đều có thể mắc bệnh SXH. Nếu ở những địa phương có dịch SXH lưu hành quanh năm, trẻ em dễ mắc bệnh này hơn người lớn do người lớn đã có miễn dịch qua các lần mắc bệnh trước đó. Những vùng và địa phương lần đầu có bệnh SXH, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh (vì chưa có miễn dịch với virut SXH). Bệnh SXH, dù là người lớn hay trẻ em khi mắc bệnh đều rất nguy hiểm, đặc biệt là SXH có sốc.

Triệu chứng điển hình của bệnh SXH

Thời kỳ nung bệnh khoảng từ 4 -10 ngày, sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột, liên tục. Điều đáng lưu ý nhất của SXH là sốt cao đột ngột và hạ thân nhiệt cũng hạ đột ngột, kèm theo tụt huyết áp vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt. Ngoài sốt cao đột ngột có thể có rét run nhức đầu nhiều đau nhức, mỏi toàn thân (cơ, khớp), có thể buồn nôn hoặc nôn chán ăn do nhiễm độc mất nước và chất điện giải. Sau khi thân nhiệt bắt đầu giảm là xuất hiện hội chứng xuất huyết.

Tuy vậy, các dấu hiệu xuất huyết có thể xảy ra ngay khi người bệnh đang sốt cao. Xuất huyết có nhiều dạng khác nhau như chảy máu cam chảy máu chân răng ở da có dạng ban đỏ, chấm, mảng bầm tím hoặc mảng sung huyết. Những trường hợp nặng có thể đái ra máu, đi ngoài phân đen ho ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài rong kinh (phụ nữ), nặng nhất là xuất nội tạng xuất huyết não Điều đáng lưu ý nhất đối với SXH là làm tăng tính thấm thành mạch làm tụt huyết áp và gây sốc biểu hiện vật vã (hoặc li bì) đau bụng (có khi rất dữ dội), chân tay lạnh, đặc biệt là ở các đầu ngón tay, ngón chân. Có thể gan to, sung huyết.

Để chẩn đoán ngoài các triệu chứng lâm sàng, tính chất dịch tễ học (trong thôn xóm, tổ dân phố, phường,... có người mắc SXH). Cần xét nghiệm công thức máu để đánh giá chỉ số bạch cầu tiểu cầu chỉ số tốc độ lắng máu (Hematocrit), siêu âm ổ bụng,...

Lời khuyên của thầy thuốc

Để đề phòng sốc trong bệnh SXH khi nghi ngờ bị bệnh cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để khám, đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Điều trị SXH cần lưu ý bù nước và chất điện giải bằng cách uống nhiều nước, tốt nhất là nước chanh cam nước ép trái cây

Hạ nhiệt bằng cách chườm ấm, lau mát, nhất là trẻ em (nhiệt độ của nước nhúng khăn để chườm thấp hơn nhiệt độ của người bệnh 2 độ). Cần chườm, lau mát ở trán, bẹn, nách. Không dùng nước lạnh nước đá để chườm. Nếu nhiệt độ vẫn trên 38 độ, có thể dùng thuốc paracetamol đơn chất với liều lượng 10mg trên cân nặng cơ thể, tuyệt đối không được dùng aspirin Nếu có dấu hiệu sốc cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay.

Để phòng bệnh SXH cần làm tốt công tác tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân hiểu biết về tác hại của muỗi truyền bệnh SXH và các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt (nằm màn khi ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm).

 

Diệt muỗi, ngoài các biện pháp dân gian như xua, bẫy, vợt để bắt và đuổi muỗi, phun thuốc diệt muỗi là một biện pháp rất có hữu hiệu. Để có hiệu quả cao về biện pháp này, cần làm thế nào để mọi người dân trong từng gia đình tổ dân phố, xóm, làng hưởng ứng, ủng hộ và cùng tham gia tích cực để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ y tế địa phương thực thi nhiệm vụ. Để tiêu diệt bọ gây (loăng quăng) cần phải thau rửa chum, vại và các vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt và có nắp để không cho muỗi vào đẻ trứng Nếu có dùng lọ cắm hoa, cần thay nước hàng ngày. Có thể nuôi các loài cá có khả năng ăn được nhiều bọ gậy. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường tốt và khơi thông cống rảnh, ao, hồ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật