Hướng dẫn cách khắc phục chứng loãng xương ở người già

Mẹ tôi 56 tuổi, gần đây rất hay bị chuột rút và mỏi các khớp xương. Liệu có phải mẹ tôi bị loãng xương? Nếu vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng này, thưa bác sĩ?

Người cao tuổi phải đối đầu với vấn đề giảm sút sức khỏe và có nguy cơ mắc khá nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương thông thường do một số nguyên nhân gây nên như: suy giảm hormon sinh dục gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh; do chế độ ăn không cung cấp đủ canxi hoặc cơ thể không hấp thu được canxi như ăn uống kiêng cữ kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng; do mắc một trong các bệnh hoặc yếu tố nguy cơ: bệnh tuyến thượng thận cường giáp trạng suy thận mạn tính bệnh yếu liệt chi hoặc do chấn thương phải nằm bất động lâu dài; do lạm dụng thuốccorticoid trong thời gian dài...

 Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm và có thể trong suốt một thời gian dài, người bệnh không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi có triệu chứng thì thường là bệnh đã nặng. Đau cột sống lưng hoặc thắt lưng cấp tính xảy ra do nén cột sống đột ngột sau một gắng sức nhẹ. Lún đốt sống, gù còng, nứt hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay, cổ tay xảy ra sau một va chạm mạnh hay chấn động nhẹ...

  Để làm chậm quá trình loãng xương, chúng ta nên ăn thêm thức ăn giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá...; Lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày nên vừa phải, vì ăn nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu; Ăn thêm nhiều rau trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen thực vật (như giá đỗ ); tăng cường thời gian hoạt động (hoặc tắm nắng ) để tăng tổng hợp vitamin D trong cơ thể; hoạt động thể lực vừa phải, không uống rượu và duy trì cân nặng hợp lý.

phụ nữ giai đoạn mãn kinh có thể dùng liều estrogen (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để phòng loãng xương hoặc dùng canxi dạng dược phẩm thay thế, vì nó ức chế hoạt động của tế bào tiêu xương và ngăn cản chất xương bị hấp thụ. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật