Mách bạn các biến chứng khi điều trị insulin trên người đái tháo đường

Thỉnh thoảng khi điều trị cho các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đang sử dụng insulin chích, chúng tôi gặp một số thắc mắc của bệnh nhân về nguy cơ gây hạ đường huyết, độ an toàn, tình trạng dị ứng, chỗ tiêm insulin bị lõm xuống.

Thỉnh thoảng khi điều trị cho các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đang sử dụng insulin chích, chúng tôi gặp một số thắc mắc của bệnh nhân về nguy cơ gây hạ đường huyết độ an toàn, tình trạng dị ứng chỗ tiêm insulin bị lõm xuống.

Thắc mắc nhiều nhất là nguy cơ gây hạ đường huyết và chỗ tiêm insulin bị lõm vì mất tổ chức mỡ dưới da các bệnh nhân gặp tình huống này thường rất sợ chích insulin và nếu bác sĩ không tư vấn kỹ, người bệnh sẽ không tuân thủ điều trị chích insulin và chuyển sang sang thuốc uống.

Chỉ định điều trị bằng insulin

- Tất cả các loại insulin đều được dùng để điều trị cho tất cả thể đái tháo đường (ĐTĐ).

- Trong trường hợp cấp cứu, tiền hôn mê hôn mê do ĐTĐ, hoặc trong tiền sử có hôn mê do tăng glucose máu.

- Người bệnh sút cân nhiều, suy dinh dưỡng có các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.

- Người bệnh có diễn tiến bệnh không ổn định, glucose máu luôn luôn dao động.

- Chuẩn bị và trong thời gian can thiệp phẫu thuật.

- Người bệnh có bệnh lý võng mạc mắt, rối loạn chức năng thận có men gan cao (ALT > 3 lần chỉ số bình thường), có triệu chứng bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, xơ vữa động mạch có biến chứng ở hai chi dưới.

- Người bệnh có thai.

Những biến chứng khi điều trị insulin

Hạ đường huyết: nguyên nhân do dùng quá liều insulin đặc biệt ở các trường hợp sau: thể ĐTĐ nặng, bệnh diễn tiến không ổn định, khi thay đổi chế độ ăn những lúc căng thẳng quá mức về thể lựctình cảm nhiễm khuẩn rối loạn tiêu hóa Những trường hợp này có thể làm thay đổi tình trạng bệnh nhân trong một thời gian rất ngắn, từ chỗ nồng độ glucose máu rất cao sang tình trạng hạ đường huyết nặng.

Triệu chứng hạ đường huyết: mệt mỏi run, tăng tiết mồ hôi hồi hộp đánh trống ngực cảm giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi nhức đầu nôn, lơ mơ, hôn mê.

Phòng ngừa: bệnh nhân cần được giải thích kỹ về các triệu chứng hạ đường huyết và phương pháp tự điều trị (ăn kẹo uống nước đường uống sữa ăn cơm) khi có tình trạng này, sau đó đến khám lại bác sĩ điều trị cho mình ngay. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều insulin cho phù hợp.

Hiện tượng kháng insulin khi điều trị bằng insulin: tình trạng tế bào tổ chức cơ quan cần một lượng insulin cao hơn bình thường để đáp ứng yêu cầu của các tế bào, tổ chức, cơ quan đó. Nguyên nhân kháng insulin trong điều trị là do cơ chế miễn dịch cơ thể sẽ sinh kháng thể kháng insulin, bình thường nồng độ kháng thể này rất thấp, nhưng có 1/1.000 bệnh nhân ĐTĐ có nồng độ kháng thể cao sẽ kết hợp insulin đưa từ ngoài vào, làm ức chế tác dụng của insulin gây nên tình trạng kháng insulin miễn dịch.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người bệnh ĐTĐ có tình trạng kháng insulin, khi phải dùng từ 80 - 125 đơn vị/24 giờ (thể nhẹ), 125 - 200 đơn vị/24 giờ (thể vừa), trên 200 đơn vị/24 giờ (thể nặng).

Phòng ngừa tình trạng kháng insulin: người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn, chọn insulin thích hợp để điều trị. Khi có tình trạng kháng insulin các bác sĩ sẽ cho phối hợp insulin và sulphonylurea hoặc biguanid để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra còn có phương pháp truyền nhỏ giọt tĩnh mạch insulin từ 20 - 40 đơn vị hoặc sử dụng glucocorticoid. Riêng việc sử dụng glucocorticoid, phải theo dõi sát tác dụng phụ gây tăng đường huyết hay tác dụng phụ khác của glucocorticoid.

Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin: một trong những biến chứng nặng khi điều trị bằng insulin hay gặp ở trẻ em cũng như phụ nữ Thường gặp là teo tổ chức mỡ dưới da chỗ tiêm. Nguyên nhân là có thể là do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học, lý sinh, nhiệt và do thủ thuật tiêm, hiện nay cũng chưa rõ cơ chế gây ra.

Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm có thể xuất hiện từ 1 - 6 tháng sau khi tiêm. Tại chỗ tiêm, xuất hiện một vùng da lõm xuống, nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da ở một diện tích rộng.

Phòng ngừa: do chưa rõ cơ chế, nên cũng chưa có biện pháp điều trị kết quả. Tuy nhiên, khuyến cáo nên luân phiên thay đổ chỗ tiêm và biện pháp chính. Khi có loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm, có thể điện phân tại chỗ bằng lidase.

Dị ứng với insulin: dị ứng nhanh: xuất hiện 15 - 30 phút sau khi tiêm insulin, tại chỗ tiêm xuất hiện quầng màu hồng nhạt nổi mẩn mày đay.

Dị ứng chậm: xuất hiện sau 1 ngày, có khi lâu hơn với các triệu chứng thâm nhiễm chỗ tiêm.

Sốc phản vệ, nổi mề đay toàn thân ít gặp.

Nếu không có những dị ứng trên, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng như: mệt mỏi, sốt nhẹ, ngứa đau trong khớp, rối loạn tiêu hóa

Khi gặp dị ứng insulin, phải ngừng thuốc thay bằng thuốc khác, cho uống chống dị ứng Trong trường hợp bắt buộc dùng insulin, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ tiến hành giải mẫn cảm bằng insulin liều rất nhỏ rồi tăng dần, nếu giải mẫn cảm không thành công thì phải ngưng thuốc chích hoàn toàn

Việc bác sĩ chỉ định sử dụng insulin cho người bệnh ĐTĐ đều tuân thủ theo phác đồ điều trị ĐTĐ cũng như những chỉ định đúng của việc sử dụng insulin. Khi chỉ định insulin chích cho người bệnh, bác sĩ sẽ giải thích lợi ích, cách tiêm, cách bảo quản thuốc những biến chứng của insulin, nhằm giúp người bệnh an tâm điều trị và không bỏ thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật