Mồ hôi và những chỉ báo về sức khỏe không thể bỏ qua

Đổ mồ hôi là một chức năng quan trọng của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi như do nhiệt độ nóng, oi bức, tâm lý xấu hổ...

Tuy nhiên, việc tiết mồ hôi nhiều hay ít là những dấu hiệu hữu ích báo hiệu những trục trặc về sức khỏe

Đổ mồ hôi thế nào là bình thường

Ra mồ hôi là việc tiết ra chất lỏng mặn từ tuyến mồ hôi và khi bốc hơi trên da sẽ có tác dụng làm mát cơ thể. Một người có từ 2 - 4 triệu tuyến mồ hôi với mật độ tuyến mồ hôi cao nhất trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Từ bé đến khi trưởng thành, số tuyến mồ hôi không thay đổi.

Do đó trẻ sơ sinh có số tuyến mồ hôi lớn nhất trên mỗi mét vuông da, nghĩa là cao gấp 8 - 10 lần so với người lớn.

Phạm vi bình thường của đổ mồ hôi rất rộng, một số người có thể chỉ đổ nửa lít mồ hôi trong 1 giờ hoạt động hết công suất trong khi một số khác có thể đổ mồ hôi từ 3-4 lít và cả hai đều nằm trong phạm vi bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng bài tiết mồ hôi ở cường độ cao do sốc hay do cơ thể nằm trong tình trạng nguy hiểm được gọi là vã mồ hôi hay toát mồ hôi thì cần được đặc biệt quan tâm.

Khi không đổ mồ hôi

Không đổ mồ hôi khi cơ thể đang trong môi trường nóng bức có thể là một triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau. Nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc nhiệt xảy ra sau khi tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao. Đối với người trẻ tuổi, tình trạng này thường xảy ra sau khi tập thể dục kéo dài hoặc hoạt động ngoài trời nắng. Đối với người lớn tuổi, bệnh này có thể xảy ra mà không liên quan tới những bệnh lý mạn tính thuốc hay các yếu tố khác như tàn tật về thể chất.

Chính thời gian ở ngoài trời nắng nóng kéo dài khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn và sự làm mát cơ thể bằng cách bay hơi nước từ mồ hôi không có hiệu quả khiến con người bị sốc nhiệt với biểu hiện nhiệt độ cơ thể trên 400C, cùng với cảm giác nhìn mờ chóng mặt buồn nôn… Nếu không điều trị, có thể có các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hay tử vong

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác giải thích tại sao một người nào đó không đổ mồ hôi Chẳng hạn trong các trường hợp mắc bệnh mạn tính gây tổn thương thần kinh ngoại vi như tiểu đường nghiện rượu bệnh Parkinson, bệnh phong... Bên cạnh đó, đôi khi mắc bệnh da như bệnh vẩy nến hoặc phát ban cũng có thể can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến mồ hôi.

Các bệnh lý khác như khối u và chấn thương tủy sống bệnh mất cảm giác đau kèm giảm tiết mồ hôi bẩm sinh, hội chứng thoái hóa (hội chứng Shy–Drager, hội chứng Ross)… cũng có thể làm cho tuyến mồ hôi bị trục trặc. Hiện tượng mãn kinh có thể dẫn đến cảm giác nóng bừng nhưng lại không có mồ hôi.

Khi mồ hôi ra nhiều bất thường

Chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn những gì cần thiết để giữ cơ thể mát mẻ do tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Nguyên nhân có thể do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích bởi một số tác nhân như lo lắng, kích động hay dùng các thực phẩm đồ uống gây kích thích như cà phê, trà hay hút thuốc lá…

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng được ghi nhận gây mồ hôi nhiều như suy tim sung huyết viêm tuyến giáp… Tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến vùng nách, lòng bàn tay lòng bàn chân và khuôn mặt gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống như cảm giác tự ti, khó chịu, đôi khi gây ức chế về tâm lý.

Thông thường, các trường hợp này đều không nguy hiểm và đều có biện pháp điều trị bằng dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp đổ mồ hôi nhiều kèm theo đau ngực buồn nôn ớn lạnh, nhiệt độ cơ thể là 400C hoặc cao hơn thì cần tìm trợ giúp y tế ngay lập tức vì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như cơn đau tim chảy máu não, viêm ruột thừa cấp…

Ngoài việc chỉ báo bệnh tật, mồ hôi còn được các nhà nghiên cứu tìm cách sử dụng như một nhiên liệu sinh học để tạo ra các thiết bị chăm sóc sức khỏe có thể đeo như máy đo nhịp timhuyết áp

Cách đo lượng mồ hôi bị mất

Để ngăn ngừa mất nước, những vận động viên marathon, điền kinh hay các vận động viên khác cần biết lượng mồ hôi của họ đã bị mất trong thời gian hoạt động để biết cần phải uống bao nhiêu nước nhằm bù lại lượng nước đó. Để biết lượng mồ hôi bị mất có thể thực hiện bằng cách cân trọng lượng cơ thể trước khi luyện tập.

Sau 1 giờ sẽ cân lại trọng lượng lần nữa. Trọng lượng bị mất chính là lượng mồ hôi toát ra. Mỗi 0,45kg trọng lượng giảm tương đương với 0,47 lít mồ hôi bị mất. Lượng mồ hôi bị mất này có thể thay đổi tùy thuộc vào cường độ hoạt động, độ ẩm chỉ số đường huyết và các yếu tố khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật