Một số triệu chứng và phòng ngừa hội chứng đau thần kinh liên sườn
Nguyên nhân gây bệnh
Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương.
Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát: Do bệnh lý tổn thương ở đốt sống (thoái hóa cột sống lao cột sống hoặc ung thư cột sống); do bệnh lý tổn thương tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoại tủy); do chấn thương cột sốngchèn ép lên dây thần kinh gây đau; do nhiễm khuẩn như cúm, lao thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm virut Herpes Simplex gây nên bệnh zona thần kinh, mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo Bệnh hay xảy ra ở những người bị nhiễm Herpes Simplex có cơ địa yếu đái tháo đường lao phổi hay đang sử dụng thuốc kháng viêm corticoide.
Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi tim gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường nhiễm độc một số kim loại như chì viêm đa dây thần kinh…
Biểu hiện của bệnh
Người mắc hội chứng đau dây thần kinh liên sườn thường có những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh thường hay nhầm với các cơn đau tức ngực thông thường nên cần chú ý một số biểu hiện sau:
- Đau ngực: Đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho hắt hơi hay thay đổi tư thế. Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi bác sĩ khám.
Khi bị đau nguyên phát, người bệnh có cảm giác đau liên tục một bên lưng, dần dần lan theo hướng chéo xuống dưới và ra trước tùy theo khu trú ở đoạn cột sống lưng trên hay dưới. Điểm đau rất rõ khi ấn vào những điểm lộ ra của những sợi thần kinh liên sườn, cạnh cột sống, đường giữa nách. Đối với đau thứ phát, bệnh nhân thường bị đau do bệnh lý đĩa đệm cột sống ngực lao cột sống do tổn thương phổi - màng phổi, hay đau quặn gan cần được chẩn đoán phân biệt.
Nhiều trường hợp đau do đĩa đệm của một đoạn cột sống, phần lớn là ở đoạn trên cột sống ngực thì bệnh nhân có cảm giác đau ở phía trong sâu mơ hồ, không có điểm đau rõ rệt khi ấn trên da. Khu vực đau thường gặp nhất là vùng liên bả vai, cạnh cột sống và vùng ngực trước tim dễ nhầm với cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim Tỷ lệ bệnh lý đĩa đệm đoạn cột sống ngực chỉ chiếm 1,96% các chứng bệnh đĩa đệm cột sống toàn bộ.
- Đau do zona liên sườn: Là thể hay gặp nhất, biểu hiện ban đầu là đau ngực 3 - 4 ngày, thường thấy một bên và có cảm giác bỏng rát ở người trẻ, đau nhiều ở người già Người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau hạch nách, dừng lại ở giữa, sau đó phát ban đỏ mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua mụn nước dịch trong và màu hơi tím, sau 2 - 3 ngày hóa mủ, đóng vảy khô và bong sau 10 ngày. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp.
- Giảm đau: Thông thường dùng các loại thuốc như paracetamol diclofenac… uống ngày 2 - 3 lần. Cần thận trọng với những người có tiền sử dị ứng với các loại kháng sinh này.
- Điều trị đau thần kinh: Thường dùng nhóm gabapentin, có tác dụng chống co giật giảm đau đôi khi xuất hiện tác dụng phụ như chóng mặt buồn nôn choáng váng…
- thuốc giãn cơ vân: Thường dùng là myonal mydocalm… có tác dụng giảm đau, giảm co rút vùng sườn bị tổn thương, giãn cơ.
Vitamin nhóm B liều cao: Chủ yếu là B1, B6, B12 giúp chuyển hóa các tế bào thần kinh và khôi phục tế bào bị tổn thương, tuy nhiên không nên lạm dụng chúng.
Đối với zona liên sườn, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh, người bệnh có thể bôi acyclovir (vacrax) mỗi ngày 2 - 3 lần vào dải mụn nước phối hợp với thuốc điều trị. Có thể dùng thêm các thuốc giảm đau nếu cần cho thêm một ít thuốc an thần
Đau do thần kinh liên sườn là biểu hiện của rất nhiều các chứng bệnh do đó để phòng ngừa chúng đau này cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
Cần vận động đúng tư thế, không chơi thể thao quá sức. Khi mắc các bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh chấn thương, không lạm dụng thuốc corticoid
Khi phát hiện sớm có các biểu hiện nghi ngờ như: Đau tức ngực, đau mạng sườn, cần đến bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân. Ngoài ra, hằng ngày cần ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ chất đạm đường, béo, hoa quả chín… nhằm giảm nguy cơ loãng xương để hạn chế mắc bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023