Nguy cơ do nhiễm khuẩn vết bỏng, bạn chớ nên chủ quan

Trong sinh hoạt, lao động, nguyên nhân chính gây bỏng gồm: nước sôi, cháy nổ, chất lỏng hay khí dễ cháy, điện, hóa chất, bô xe... Vết thương do bỏng thường dễ bị nhiễm khuẩn do da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm ức chế miễn dịch toàn thân. Vì vậy biến chứng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong do các vết thương bỏng nghiêm trọng.

Tại sao vết thương do bỏng lại rất nguy hiểm?

Khi bị bỏng, da của bệnh nhân bị phỏng hoặc trầy, loét mất hàng rào bảo vệ cơ thể, làm cho vi khuẩn thường trú trên da bệnh nhân và môi trường bệnh viện dễ dàng thâm nhập vào người bệnh qua vết bỏng. Tổn thương bỏng thường có mô hoại tử và nhanh chóng bị nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thường là bên dưới lớp vảy của vết bỏng hoặc toàn thân. Trong đó Streptococcus và Staphylococcus là mầm bệnh chính gây nhiễm khuẩn vết bỏng trước khi có kháng sinh và hiện nay vẫn còn là bệnh nguyên quan trọng. Các loại khác như: P. aeruginosa, Pseudomonas nấm nhất là candida albicans, Aspergillus spp virus herpes simplex... cũng là tác nhân gây nhiễm khuẩn vết bỏng. Mức độ nhiễm khuẩn thường liên quan với vị trí và mức độ tổn thương của vết bỏng. Những vết bỏng nặng, diện tích rộng gây tổn thương cho hệ miễn dịch tế bàomiễn dịch dịch thể, tạo nguy cơ nhiễm khuẩn cao, như giảm số lượng và khả năng hoạt động của những tế bào T giúp đỡ trong hệ tuần hoàn tăng những tế bào T ức chế, và giảm globulin miễn dịch sau khi bị bỏng rộng. Chức năng của bạch cầu trung tính cũng bị suy yếu sau khi bị bỏng. Sự gia tăng tính thấm của thành ruột đối với vi khuẩn và nội độc tố của chúng cũng gây rối loạn điều hòa miễn dịch và nhiễm khuẩn. Vì thế, bệnh nhân bị bỏng dễ bị nhiễm khuẩn tại những vị trí xa cũng như tại vết bỏng.

Biểu hiện nhiễm khuẩn vết bỏng

Những dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết bỏng gồm: sự thay đổi độ dày, từ một vết bỏng dày từng phần sang thành dày toàn bộ; thay đổi màu sắc như: vết thương xuất hiện màu nâu tối hay chuyển màu đen, tại mô bình thường ở bờ vết thương xuất hiện màu đỏ mới hoặc phù nềhoại tử bị tách ra khỏi mô dưới da một cách đột ngột, và thoái hóa vết thương với sự xuất hiện một mô hoại tử mới; xuất hiện màu xanh tại vết thương hoặc lớp mỡ dưới da hoặc có vùng hoại tử tại một vị trí xa giúp nghĩ tới nhiễm khuẩn P. aeruginosa; biến đổi thân nhiệt giảm huyết áp tim đập nhanh giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và suy thận có thể là kết quả của tình trạng nhiễm khuẩn và vết bỏng lan rộng. Nhưng cần chú ý rằng: có khi thân nhiệt thay đổi là do rối loạn chức năng điều hòa nhiệt độ tim đập nhanh và tăng thông khí là do thay đổi chuyển hóa do bỏng nặng mà không phải là các dấu hiệu của nhiễm khuẩn.

Người ta thường sinh thiết vết bỏng thường quy ở những khoảng thời gian xác định và khảo sát mô học để chẩn đoán nhiễm khuẩn: khi có trên 105 vi khuẩn trên 1g mô cho thấy nhiễm khuẩn xâm lấn nhanh và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn máu. Ngoài nhiễm khuẩn vết bỏng, một số nhiễm khuẩn khác do ức chế miễn dịch khi vết thương lan rộng, do các thủ thuật có thể gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân như: viêm phổi hay gặp nhất trong các bệnh nhân bỏng nằm viện viêm màng trong tim nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm sụn hay gặp ở bệnh nhân bị bỏng ở tai, nhiễm khuẩn trong ổ bụng...

Điều trị vết bỏng nhiễm khuẩn

Khâu và làm lành vết thương là mục tiêu chủ yếu của điều trị vết bỏng. Thực hiện cắt lọc sớm, cắt lọc rộng tổ chức bị bỏng nhằm loại bỏ mô bị hoại tử và ghép da hay da thay thế sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị bỏng nặng. Dùng kháng sinh tại chỗ như: thuốc mỡ sulfadiazin, mafenid acetat nitrat bạc, có tác dụng giảm đáng kể số lượng vi khuẩn tại vết thương và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết bỏng.

Nếu chẩn đoán nhiễm khuẩn đã xâm nhập vào vết thương, nên sử dụng thuốc mỡ mafenid acetat bôi tại chỗ. Sử dụng phương pháp nhỏ giọt trực tiếp một loại kháng sinh, như piperacillin phía bên dưới tổ chức hoại tử để xâm nhập vào trong các tổ chức của vết thương có tác dụng tốt giúp cho điều trị ngoại khoa và điều trị kháng sinh toàn thân. Nếu chưa làm được kháng sinh đồ thì nên sử dụng các kháng sinh phổ rộng, có tác dụng với các mầm bệnh thường gặp ở các cơ sở mà bệnh nhân đang điều trị bỏng. Có thể dùng các loại thuốc: oxacillin, mezlocillin, gentamincin ciprofloxacin Cần chú ý rằng dùng kháng sinh dự phòng không những không có tác dụng trong điều trị vết thương do bỏng mà còn có thể tạo cho vi khuẩn kháng thuốc Tuy nhiên lại nên dùng kháng sinh dự phòng tại thời điểm làm thủ thật cắt lọc mô hoại tử hay cấy ghép da để đề phòng vãng khuẩn huyết. Cách tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Tất cả những bệnh nhân bị bỏng cần phải tiêm phòng ngừa uốn ván.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật