Những lưu ý khi mẹ bầu bị tiền sản giật, có thể bạn chưa biết

Tiền sản giật có thể gây nhiều biến chứng cho người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và bé.

Trời miền Bắc đang trở lạnh rất dễ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà bầu Đặc biệt nhiều mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật cao do nhiễm lạnh Một số trường hợp cẩn thận đã vào viện điều trị rồi đợi luôn đến ngày mổ sinh con.

Điều trị tiền sản giật, ở luôn viện sinh con

Bệnh nhân được điều trị ngay tại thời điểm nhập viện để dự phòng co giật và theo dõi sát tim thai. Trong quá trình điều trị, chị Tú Anh được các bác sĩ điều trị khống chế huyết áp: dùng thuốc hạ huyết áp và dự phòng co giật

Hiện tại huyết áp của bệnh nhân đã ổn định. Gia đình lo lắng về nhà không kiêng cữ được cẩn thận nên quyết định cho chị ở lại viện đợi ngày mổ sinh con Chị Tú Anh cũng là trường hợp đặc biệt hiếm muộn và sinh con khi đã lớn tuổi.

Bệnh nhân Tưởng Thị Hoài (1977) ở Thanh Trì Hà Nội cũng được chẩn đoán là bị tiền sản giật Chị Hoài chia sẻ: “Từ khi mang bầu, tôi liên tục bị huyết áp cao. Tuần trước cũng phải nhập viện 1 lần để điều trị. Sang tuần này, đi làm về thấy chóng mặt, đi đo huyết áp thấy cao đột ngột nên quyết định vào làm thủ tục vào viện điều trị”. Hoàn cảnh của chị Hoài cũng tương tự như Tú Anh lấy chồng và sinh con khá muộn.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Vinh: trường  hợp chị Hoài cũng là đẻ con so (con sinh đầu lòng), lại mang thai khi tuổi đã lớn. Bệnh nhân nhập viện khi thai đang ở tuần thứ 33 huyết áp cao buồn nôn phù, dư thừa protein trong nước tiểu Bệnh nhân Hoài bị tiền sản giật ở mức độ nhẹ.Quá trình điều trị trong viện sẽ khống chế huyết áp cho bệnh nhân và theo dõi huyết áp 4 ngày/lần. Cho đến thời điểm này, tình hình sức khỏe của chị Hoài đã khá ổn định nhưng vẫn phải nằm điều trị tại viện thêm 1 thời gian nữa.

Những lưu ý với mẹ khi bị tiền sản giật

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Vinh – bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Tiền sản giật dễ gặp phải với người mẹ ở tuần lễ thứ 20 của thai kì trở đi. Khi ấy, huyết áp của mẹ đột ngột tăng trên > 140mmHg, kèm theo protein niệu và  những biểu hiện như: nhức đầu mờ mắt đau vùng thương vị phù phổi cấp, suy tim Những nhóm người thường dễ có nguy cơ bị tiền sản giật nhất là:

- Người mẹ sinh con so (con đầu lòng).

- Mang đa thai

- bà bầu lớn tuổi (hơn 40 tuổi).

- Có tiền sử tăng huyết áp trước đó (tăng huyết áp vô căn).

- Bị đái tháo đường hoặc bệnh lý thận trước đó.

- Thai kì trước đây bị tiền sản giật.

- Tiền sản giật do di truyền

- bà bầu thiếu dinh dưỡng

- Thời tiết miền Bắc lạnh, bà bầu dễ bị tiền sản giật nếu không chú ý đến sức khỏe, đi lại.

Bà bầu thừa cân hoặc béo phì trong thai kì có nguy cơ bị tiền sản giật cao. Biện pháp điều trị tiền sản giật triệt để và hữu hiệu nhất là chấm dứt thai kỳ sao cho có lợi nhất về mẹ và con.

Bác sĩ Vinh cũng lưu ý: Để phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai thai phụ nên đến các bệnh viện cơ sở y tế khám thai thường xuyên. Đo huyết áp cũng là một trong những việc bắt buộc trong quá trình khám thai đối với những mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật.

Về chế độ ăn uống đối đối với những trường hợp bị tiền sản giật: Thai phụ nên có chế độ ăn uống hợp lý, tuyệt đối không nên ăn thức ăn mặn (Ăn nhạt để hạn chế phù nề loại trừ được khả năng mắc bệnh).

Ngoài ra bà bầu phải khám thai đều đặn, không nên có con quá muộn (ngoài 35 tuổi). Trong thời gian thai kì nên sắp xếp để giảm bớt công việc, có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ăn uống đủ chất dinh dưỡng Nếu phụ nữ trước khi mang thai từng bị cao huyết áp thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Trước khi mang thai nên thay đổi chế độ ăn uống (giảm mặn tối đa) tập thể dục đều đặn để giúp giảm cân tránh béo phì

Đa số chị em bị tiền sản giật thường có huyết áp tăng mạnh so với trước thời kỳ mang bầu. Điều này gây hoang mang lo lắng cho các mẹ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và đến bệnh viện cơ sở y tế kịp thời sẽ hoàn toàn điều trị được và tránh được những rủi ro đáng tiếc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật