Những nguyên nhân hàng đầu gây điếc nhất định bạn phải biết

Có thể kể tới là: tiếng ồn khi làm việc, giải phẫu, bệnh mãn tính, tác dụng phụ của thuốc, khối u và ung thư…

Phơi nhiễm với tiếng ồn khi làm việc

Tiếp xúc dài ngày, liên tục với tiếng ồn có thể gây điếc. Nguyên nhân phổ biến là tiếng ồn ở nơi làm việc (như máy móc). Khoảng 30 triệu người Mỹ phải đối mặt với mức độ nguy hại của tiếng ồn tại nơi làm việc. Nếu có thể, hãy tránh tiếp xúc hoặc có các đợt nghỉ giải lao khi làm việc với tiếng ồn. Mang nút bịt tai hoặc đồ bảo vệ thích hợp với tai của bạn.

Chấn thương hoặc thay đổi áp suất

Chấn thương nghiêm trọng ở đầu có thể làm di lệch xương tai giữa hoặc tổn thương thần kinh, gây ra điếc vĩnh viễn. Thay đổi áp suất đột ngột - do các chuyến bay hoặc lặn biển - có thể gây tổn thương màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong và điếc. Màng nhĩ thường lành trong vài tuần. Trong những trường hợp tổn thương tai trong nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật. Dán bông gạc hoặc đồ vật lạ vào tai là một ý tưởng tồi. Làm như vậy có thể rách màng nhĩ và gây tổn thương vĩnh viễn.

Thuốc

Một số loại thuốc được biết có tác dụng phụ là gây điếc. Những thuốc này bao gồm một số kháng sinh và chống ung thư Thường thính lực sẽ được theo dõi khi điều trị. Tuy nhiên mất thính lực có thể là vĩnh viễn. Thường xuyên sử dụng aspirin thuốc chống viêm phi steroidacetaminophen có thể làm tăng nguy cơ điếc. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ ảnh hưởng đến thính lực sẽ mất đi khi bạn ngưng dùng thuốc

Bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính không liên quan trực tiếp đến tai có thể gây điếc. Một số bệnh gây hại cho tai bằng cách giảm lưu lượng máu đến tai trong hoặc não. Những bệnh này có thể bao gồm bệnh tim đột quỵ huyết áp cao và tiểu đường Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng có thể liên quan đến một số dạng điếc.

Giải phẫu của tai

Sóng âm thanh vào tai ngoài và đi qua ống tai. Điều này làm cho màng nhĩ và các xương nhỏ, được gọi là xương búa xương đe, trong tai giữa rung động. Sau đó, rung động này truyền chất dịch vào trong ốc tai, nơi có các sợi lông nhỏ gửi những tín hiệu thần kinh đến não giúp cảm nhận âm thanh. Nếu bất kỳ bộ phận nào bị tổn thương hoăc quá trình bị đứt quãng, đều có thể gây điếc.

Khối u và ung thư

Khối u không phải là ung thư bao gồm u xương, lồi xương và polyp lành tính, có thể chặn ống tai gây điếc. Trong một số trường hợp, cắt bỏ khối u có thể phục hồi thính lực. U dây thần kinh thính giác (xuất hiện khối u ở tai trong), ảnh hưởng đến khả năng nghe và sự cân bằng thần kinh ở tai trong. Rối loạn cân bằng, tê mặt và ù tai có thể là những dấu hiệu bất thường. Đôi khi điều trị có thể giúp bảo tồn thính lực.

Tiếng nổ lớn

Gần 17% người trưởng thành ở Mỹ mất một phần thính lực. Đôi khi là do tiếng nổ rất lớn và đột ngột. Pháo nổ, tiếng súng nổ hoặc những tiếng nổ khác tạo sóng âm thanh mạnh. Chúng có thể gây rách màng nhĩ hoặc tổn thương tai trong, còn gọi là tổn thương thính giác. Hậu quả có thể xuất hiện ngay lập tức dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và điếc.

Buổi hòa nhạc, tiếng ồn lớn và ù tai

Sau buổi hòa nhạc lớn, bạn thấy tiếng vo vo trong tai của mình? Đó gọi là ù tai Mức độ âm thanh trung bình trong một chương trình nhạc rock là 110dB, đủ lớn để có thể gây tổn thương vĩnh viễn sau 15 phút. Tổn thương thính lực có thể xảy ra nếu tiếp xúc dài ngày với bất kỳ tiếng ồn nào trên 85dB. Các cuộc nói chuyện bình thường ở mức 60dB. Ù tai có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tuần hoặc vĩnh viễn. Để ngăn ngừa tổn thương thính lực hoặc điếc, hãy đeo bút bịt tai và hạn chế tiếp xúc.

Đeo tai nghe

Những người khác có thể nghe thấy nhạc và lời bài hát mà bạn đang nghe qua tai nghe? Nếu vậy, bạn nên vặn nhỏ âm lượng. Sử dụng tai nghe có thể gây ra những thay đổi thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nghe âm lượng lớn với thời gian kéo dài, nguy cơ là rất cao. Để nghe an toàn hơn, hãy giảm âm lượng và thời gian nghe.

Tích tụ ráy tai

Ráy tai bảo vệ ống tai chống bụi bẩn và vi khuẩn Tuy nhiên ráy tai có thể tích tụ và cứng lại. Sự tắc nghẽn này có thể ảnh hưởng đến thính lực. Điều đó có thể khiến bạn thấy đau tai hoặc bị vướng tắc. Đừng cố gắng lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc bất cứ dụng cụ nào khác. Hãy tới gặp bác sĩ để được xử lý một cách nhanh chóng và an toàn.

Bệnh tật thời thơ ấu

Nhiễm trùng tai có thể khiến tai giữa chứa đầy chất dịch và gây mất thính lực, sẽ hết khi loại bỏ được nhiễm trùng và dịch ở tai. Các nhiễm trùng khác có thể gây tổn thương tai giữa hoặc tai trong và điếc vĩnh viễn. Các bệnh ở trẻ em ảnh hưởng đến thính lực bao gồm thủy đậu viêm não cúm, sởi viêm màng nãoquai bị Vắc-xin có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh trên.

Khiếm thính bẩm sinh

Một số trẻ sinh ra đã bị điếc bẩm sinh Mặc dù điếc bẩm sinh có tính chất gia đình nhưng bệnh có thể xảy ra nếu thai phụ bị tiểu đường hoặc nhiễm trùng. Điếc cũng có thể phát triển nếu trẻ sinh non hoặc do các nguyên nhân khác như chấn thương trong khi sinh khiến trẻ bị thiếu oxy Vàng da sơ sinh cũng có thể là là nguyên nhân của một số trường hợp điếc ở trẻ.

Độ tuổi

Khả năng nghe kém hơn khi bạn già đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn bảo vệ đôi tai của mình suốt cuộc đời. Thông thường, mất thính lực liên quan đến tuổi là do mất dần các tế bào lông bên trong tai. Không có cách nào ngăn chặn loại điếc này. Nhưng có nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm ra biện pháp thích hợp nhất cho bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật