Phương pháp đối phó với bệnh viêm bàng quang kích thích

Viêm bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang, gặp chủ yếu ở người trưởng thành.

Viêm bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang, gặp chủ yếu ở người trưởng thành. Nguyên nhân là do cơ của bàng quang co bóp bất thường gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu són kèm theo bàng quang bị viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.

Bàng quang kích thích là gì?

Bệnh viêm bàng quang kích thích là khi cơ của bàng quang co bóp bất thường gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu són kèm theo bàng quang bị viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi. Hiện nay, ước tính gần 15% dân số thế giới bị bệnh viêm bàng quang kích thích nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Bởi vì do cấu tạo của bàng quang là cơ trơn và dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương bằng hệ phó giao cảm nên bàng quang co bóp nhịp nhàng và khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ có hưng phấn thần kinh, kích thích co bóp gây buồn đi tiểu. 

Đồng thời các cơ thắt (cơ vòng) ở cổ bàng quang có chức năng ngăn chặn rò rỉ nước tiểu. Vì vậy, mọi bất thường trong hai thành phần của chu kỳ tiểu tiện đều dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang. Bàng quang của người bình thường (người trưởng thành) có thể chứa đựng được từ 300ml nước tiểu hoặc hơn thế nữa.

Viêm bàng quang kích thích thường gây tiểu tiện không tự chủ

Viêm bàng quang kích thích thường gây tiểu tiện không tự chủ

Nguyên nhân gây viêm bàng quang kích thích?

Khi bị bệnh viêm bàng quang kích thích sẽ có hiện tượng ứ đọng nước tiểu do mỗi lần đi tiểu không hết số lượng nước tiểu có trong bàng quang. Sự ứ đọng nước tiểu này, nếu vệ sinh cá nhân ở bộ phận tiết niệu - sinh dục ngoài không tốt (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục…) hoặc bộ phận hệ tiết niệu nhất là bàng quang bị mắc một số bệnh (sỏi polyp dị dạng bàng quang bẩm sinh…) hoặc do viêm nhiễm niệu đạo (lậu, Chlamydia, Mycoplassma, tạp khuẩn…) lan ngược dòng lên bàng quang gây viêm làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, gọi là viêm bàng quang kích thích… Hơn nữa, do ứ nước tiểu có thể dẫn đến mất khả năng co cơ bàng quang hoặc mất sự phối hợp giữa các cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo ngoài.

Như vậy, viêm bàng quang kích thích do hai nguyên nhân chủ yếu, đó là do rối loạn co bóp bởi hệ thống thần kinh chi phối bàng quang của thần kinh trung ương và do bàng quang bị viêm nhiễm.

Với người lớn tuổi, nhất là nữ giới béo phì người đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, phẫu thuật tiền liệt tuyến hoặc do bệnh làm tổn thương thần kinh ngoại biên (tiểu đường lâu ngày), do tai biến mạch não, bệnh Parkinson rất dễ mắc chứng viêm bàng quang kích thích.

Triệu chứng như thế nào?

Viêm bàng quang kích thích thường khó kiểm soát việc tiểu tiện, có nghĩa là tiểu không tự chủ viêm bàng quang kích thích biểu hiện đặc trưng nhất là mót tiểu (buồn tiểu), tiểu gấp, tiểu són (muốn đi tiểu ngay tức khắc, khó kiềm chế được, nếu chậm trễ có thể tiểu són ra quần), nước tiểu nhỏ giọt, tiểu khó, thậm chí gây bí tiểu tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là bị đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủchất lượng cuộc sống

Một số cận lâm sàng nên được tiến hành để xác định viêm bàng quang kích thích là nội soi bàng quang để đánh giá tình trạng niêm mạc bàng quang xem có gì bất thường không.

Nuôi cấy, phân lập nước tiểu (xét nghiệm vi sinh y học) để xác định loại vi khuẩn gây bệnh, trên cơ sở đó tiến hành kỹ thuật kháng sinh đồ để đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh giúp bác sĩ chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Nếu có điều kiện, nên tiến hành đo áp lực bên trong bàng quang để đánh giá tình trạng bàng quang kích thích.

Nguyên tắc điều trị

Ðể giảm sự kích thích của bàng quang nên dùng thuốc chống co thắt cơ trơn (do kết hợp kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất, nếu không làm được kháng sinh đồ, cần dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế).

Ngoài ra, cần tập luyện cơ vùng chậu (xoa bụng dưới, co duỗi chân, vận động cơ thể…). Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, có thể tiêm một loại thuốc đặc biệt vào cơ bàng quang qua thủ thuật nội soi theo đường niệu đạo (thủ thuật phải được làm tại bệnh viện đảm bảo vô khuẩn).

Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục - tiết niệu ngoài, tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước được lọc sạch. Với phụ nữ cần dội nước từ trước ra sau để phòng nước bị nhiễm bẩn qua hậu môn lây nhiễm sang bộ phận sinh dục, tiết niệu vì lỗ tiểu của nữ giới gần với hậu môn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật