Viêm màng tiếp hợp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Viêm màng tiếp hợp là gì?
Viêm màng tiếp hợp thường gọi là Mắt đau cấp tính đau mắt đỏ
Bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ chuyển sang thể mạn tính.
Bệnh có dấu hiệu mắt sưng đỏ, có tính chất lây lan thành dịch nhanh chóng
Viêm màng tiếp hợp hay còn gọi là đau mắt đỏ
Triệu chứng thường gặp
Cách chung, trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
Cấp Tính: Phát bệnh nhanh tròng trắng đỏ sưng nóng nhiều dử (ghèn) sợ sáng, nhìn không rõ, mi mắt hơi sưng, nghẹt mũi, mũi chảy nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù..
Mạn Tính: Tròng trắng mắt dầy lên, nhiều tia máu, ngứa, nhặm, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn lâu mỏi mắt Bệnh thường kèm mệt mỏi toàn thân, tăng nhiệt độ cơ thể nhức đầu táo bón tiểu ít rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Thường 1 bên mắt bị trước, mắt kia bị sau.
Bình thường bệnh diễn biến 3-4 ngày thì khỏi, riêng các vết xuất huyết dưới kết mạc còn đọng lại lâu hơn, chừng 1 tuần mới hết.
Nguyên nhân gây viêm màng tiếp hợp
Do tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn gram âm Kanweeks. Nếu gây ra thành dịch thường do Adeno Virus.
Màng tiếp hợp (tròng trắng mắt) thuộc tạng phế, 2 bên khóe mắt thuộc tạng Tâm. Hai tạng trên có nhiệt lại thêm nhiệt độc bên ngoài xâm phạm làm cho nhiệt uất lại gây nên mắt sưng đau đỏ. Nếu nhiệt không được giải trừ sẽ tụ lại, chuyển thành mạn tính.
+ Cấp tính thường do phong nhiệt, dịch độc xâm phạm vào phế gây nên.
+ Mạn tính do phế và tỳ tích nhiệt gây nên.
Để tránh lây bệnh cho người khác thì bệnh nhân chỉ nên ra ngoài khi đã khỏi
Điều trị viêm màng tiếp hợp
- Không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh tình cải thiện
- Nếu bệnh mắt đỏ do virus gây ra, bệnh tình sẽ bắt đầu cải thiện từ 3 đến 5 ngày. Thông thường, loại đau mắt đỏ này không nhất thiết phải sử dụng thuốc tuy nhiên, việc ngăn ngừa bệnh lây lan lại rất quan trọng. Việc điều trị bệnh tại nhà sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và bệnh sẽ từ từ biến mất
- Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh và các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện. Việc điều trị kháng sinh theo toa thường nhanh chóng giết chết vi khuẩn gây ra bệnh
- Đối với bệnh đau mắt đỏ liên quan đến dị ứng thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:04 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:08 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023