Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh lý tuổi già mà bạn nên chú ý

Những bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường xuất hiện ở 5 khu vực xung yếu nhất, với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi già gồm: giảm trí tuệ, rối loạn do bất động, mất thăng bằng, rối loạn cơ tròn, phản ứng do thuốc gây ra.

Kỳ 1: Sa sút trí tuệ

Những bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường xuất hiện ở 5 khu vực xung yếu nhất, với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi già gồm: giảm trí tuệ, rối loạn do bất động, mất thăng bằng, rối loạn cơ tròn, phản ứng do thuốc gây ra.

Bệnh sa sút trí tuệ là một tình trạng suy giảm chức năng mắc phải tiến triển làm thương tổn đến hai trong các hoạt động tinh thần sau đây: ngôn ngữ, trí nhớ, thị lực, cảm xúc, nhân cách, nhận thức (tính toán, tư duy trừu tượng, đánh giá...). Đây là một trạng thái bệnh lý đáng ngại nhất của người cao tuổi.

Suy giảm trí tuệ có biểu hiện lâm sàng rõ ở người 65 tuổi trở lên với tỷ lệ 5-10%, trong đó người trên 80 tuổi chiếm khoảng 20% và 47% ở người trên 85 tuổi. Trong số sa sút trí tuệ tuổi già bệnh Alzheimer chiếm 60-70%; nguyên nhân mạch máu hay còn gọi là sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não chiếm 15-20%, trong đó gồm: các thể có nhiều ổ ở vỏ não, bệnh não do xơ cứng động mạch vùng dưới vỏ não (bệnh Binswanger), nhồi máu hốc; những bệnh nhân vừa có bệnh Alzheimer vừa có nguyên nhân mạch máu chiếm 15-20%.

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ là giảm trí nhớ Có khá nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ bề ngoài vẫn có vẻ bình thường nên dễ bỏ sót bệnh. Nếu do nguyên nhân bệnh Alzheimer lúc đầu tiến triển chậm âm ỉ nhưng vẫn tuần tiến mà không thể đảo ngược được. Dấu hiệu lúc đầu chủ yếu là giảm sút nhận thức. Khi bệnh tiến triển nhanh có thể làm nghĩ đến các bệnh khác như hoang tưởng trầm cảm ngộ độc thuốc tai biến mạch máu não Những trường hợp sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu thường hay gặp ở nam giới có tăng huyết áp có hoặc không có cơn thiếu máu cục bộ, tiền sử tai biến mạch máu não. Tuy có một tỷ lệ bệnh nhân bị cả bệnh Alzheimer lẫn nhiều ổ nhồi máu não, bệnh sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não vẫn cần hết sức chú ý phát hiện vì có thể cải thiện được tình hình nhờ điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp aspirin chống rung nhĩ bỏ thuốc lá

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sa sút trí tuệ cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh: hoang tưởng, do dùng thuốc trầm cảm suy giảm giác quan bệnh chuyển hóa nội tiết rối loạn bàng quang và ruột, suy dinh dưỡng chấn thương khối u nhiễm khuẩn tai biến tim mạch và mạch máu não.

Hoang tưởng là trạng thái lú lẫn có đặc điểm là mất sự chú ý, khởi phát nhanh, diễn biến giao động, tồn tại vài tháng nếu không được chữa trị. 

Dùng thuốc quá liều có thể gây nên lú lẫn ở người cao tuổi. Các thuốc cần chú ý gồm:  thuốc an thần thuốc ngủ thuốc chống trầm cảm chống tiết cholin, chống tăng huyết áp thuốc chống viêm không steroid Nếu một loại thuốc mà dùng lần nào cũng  có biểu hiện lú lẫn thì nhiều khả năng thuốc đó là nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán trầm cảm dựa vào biểu hiện một tâm trạng suy sụp kéo dài trong ít nhất hai tuần, có 2 trong 8 dấu hiệu thần kinh: rối loạn giấc ngủ mất hứng thú trong công việc, ý tưởng phạm tội, giảm sút nghị lực, giảm khả năng tập trung chán ăn kích thích hoặc suy giảm thần kinh vận động, ý tưởng tự vẫn

 Các biểu hiện tâm thần khác như lú lẫn có thể là hậu quả của trạng thái lo âu và mất phương hướng do nằm viện hoặc ở một chỗ lạ. Bệnh nhân bị trạng thái lo âu nặng mất trí nhớ nặng và những cách xử sự bất thường có thể chẩn đoán nhầm là sa sút trí tuệ. Người mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến lú lẫn.

Suy giảm giác quan như không nghe được, trả lời sai các câu hỏi  nên dễ bị lầm tưởng là có sa sút trí tuệ.

 Các bệnh về chuyển hóa nội tiết: giảm natri máu; stress giảm thể tích máu, chấn thương hoặc hội chứng tiết hormon lợi niệu không thích hợp (SIADH), tăng hay hạ đường huyết rối loạn chức năng tuyến giáp tăng chức năng cận giáp trạng... là những nguyên nhân gây lú lẫn chuyển hóa.

Chấn thương gây ra bọc máu dưới màng cứng dễ bị lú lẫn khối u do tổn thương di căn và u thần kinh đệm có thể gây giảm sút tâm thần.

Nhiễm khuẩn cấp ở người cao tuổi có thể gây lú lẫn ngay cả khi không có sốt.

Điều trị bằng cách nào?

Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là phải tìm mọi cách phát hiện và xử trí các yếu tố dẫn đến suy giảm tâm thần. Những việc cần làm là: ngừng các thuốc không có chỉ định dùng, nhất là thuốc làm dịu, thuốc ngủ. Giải quyết các bệnh nội khoa và bệnh tâm thần như trầm cảm, suy dinh dưỡng rối loạn tuyến giáp nhiễm khuẩn. Điều trị các rối loạn chức năng. Loại bỏ các chướng ngại vật có thể gây tai nạn ở trong nhà. Gia đình giữ mối liên hệ chặt chẽ với thầy thuốc, thông báo những diễn biến bệnh, nhất là những diễn biến đột ngột.

Điều trị trầm cảm có thể dùng Methylphenidat thường có hiệu quả trong vòng vài ngày. Bệnh nhân trầm cảm có trì trệ tâm thần vận động có thể dùng deripramin, sertralin. Đối với loại kích động có thể dùng nortriptylin, trazodon. Hạn chế dùng amitriptylin vì các tác dụng phụ hạ huyết áp tư thế đứng. Sử dụng liệu pháp sốc điện khi các thuốc không có hiệu quả. Người ta thường phối hợp phương pháp này với điều trị bằng thuốc. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật