10 thói quen hàng ngày cần loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của bạn

Có những thói quen bạn vẫn vô tư làm hàng ngày mà không hay biết sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của bạn. Hãy cố gắng thay đổi chúng để có được một sức khỏe dẻo dai, vẻ ngoài cân đối và hơn thế là giảm nguy cơ mắc bệnh.

Không uống đủ nước

60% cơ thể là nước vì vậy nước đóng một vai trò rất quan trọng. Cơ thể đủ nước giúp bạn có một trí nhớ tốt, tâm trạng ổn định, năng lượng dồi dào. Hơn thế, nước còn đem lại cho bạn một làn da mịn màng và làm mát cơ thể khi trời nóng. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước. Viện Y học Hoa Kỳ cho biết nam giới trưởng thành cần khoảng 13 cốc cà phê mỗi ngày phụ nữ cần 9 cốc.

  

Không tập thể dục đầy đủ

Tập thể dục thường xuyên đem lại cho bạn một cơ thể cân đối và tăng cường sức khỏe

Theo nghiên cứu của Framingham Heart Study tập thể dục với cường độ cao còn có thể giúp bạn sống lâu hơn 1 đến 3 năm. Ngoài ra, tập thể dục giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ của một số loại bệnh mãn tính cải thiện lưu lượng máu đến não và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Cuốn Hướng dẫn hoạt động thể chất xuất bản năm 2008 của Mỹ khuyến cáo người lớn nên tập thể dục ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần như đi bộ nhanh, và 75 phút với cường độ cao.  

Ăn tối muộn

Ăn tối muộn có thể khiến bạn tăng cân và gây ra chứng khó tiêu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, theo Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Thiếu ngủ

Ngủ không đủ sẽ làm giảm hệ miễn dịchsức khỏe tim mạch của bạn. Mất ngủ còn có thể gây trầm cảm Nó còn khiến bạn khó ăn kiêng giảm cân vì sẽ gây mệt mỏi thèm ăn vào ngày hôm sau. Hãy đảm bảo cơ thể bạn được nghỉ ngơi 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Ăn nhiều Natri (chủ yếu là muối)

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England, cắt giảm lượng Natri trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 9%. Cách tốt nhất là sử dụng thực phẩm tươi và thật ít muối.  

Chọn thực phẩm theo bao bì

Rất nhiều thực phẩm đưa ra nhiều lợi ích cho sức khỏe trên nhãn mác hay bao bì chẳng hạn không có chất béo, không glutens… Bạn hãy cân nhắc, ví dụ sản phẩm không có chất béo đôi khi lại cung cấp nhiều đường hay glutens hơn các sản phẩm có chất béo.

Tránh bị lừa bởi những nhãn mác nghe có vẻ tốt cho sức khỏe bằng cách so sánh thông tin dinh dưỡng và danh sách các thành phần có trong sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau.

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition của Mỹ, khi tập trung bạn sẽ ăn ít hơn là khi vừa ăn mà vừa sử dụng máy tính.

Nấu mọi thứ với dầu ô liu

Mặc dù dầu ôliu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch và chất béo không bão hòa đơn, có thể giúp giảm cholesterol xấu" và tăng cholesterol tốt". Nhưng nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho việc nấu ăn.

Dầu ô liu có một nhược điểm đó là khi bị đun quá nóng (trên 200 độ C) các hợp chất có lợi trong dầu bắt đầu suy giảm và không tốt cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang nấu ăn ở nhiệt độ cao, không nên sử dụng dầu ô liu.

Tuy nhiên, dầu ô liu là một sự lựa chọn tuyệt vời cho việc trộn rau hay nấu ở lửa vừa.

Bỏ qua đồ tráng miệng

Bạn nghĩ rằng bạn đang làm đúng khi bỏ qua những món ăn ngọt. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng điều đó sẽ khiến bạn thèm ăn đồ ngọt nhiều hơn. Hãy ăn một chút mà không phá vỡ chế độ ăn uống của bạn.  

Không thay đổi hay làm sạch miếng lau bếp

Bạn thường không quan tâm đến điều này, nhưng miếng bọt biển trong nhà bếp có thể nuôi dưỡng vi khuẩn nấm mốc và nấm men gấp 150 lần bàn chải đánh răng và có thể gây bệnh cho bạn. Hãy làm sạch và thay thế chúng hai tuần một lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật