Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa? Lợi ích sức khoẻ của uống đủ nước

Cơ thể con người cần nước để thực hiện các chức năng cơ thể bình thường. Do đó, điều quan trọng là uống nước mỗi ngày. Tuy nhiên, uống nước như thế nào cho đúng là điều mỗi người cần lưu ý.

Cần uống bao nhiêu nước?

Một người nên uống nước bất cứ khi nào cảm thấy mất nước hoặc nếu có khả năng mất nước cao. Dấu hiệu mất nước bao gồm: khát, miệng khô, môi khô tiểu ít (ít hơn 4 lần/ngày) và lượng nước tiểu sẻn đỏ. Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể: môi trường quá nóng, hoạt động thể lực mạnh mẽ hoặc bất cứ điều gì gây ra toát mồ hôi quá nhiều bệnh tiểu đường tiêu chảy hoặc nôn mửa uống quá nhiều rượu sốt.

Một người có thể tử vong nếu mất khoảng 10% lượng nước trong cơ thể. Vì vậy, bù nước là điều đặc biệt cần thiết cho sức khỏe

Hiện nay, không có sự đồng thuận về lượng nước uống mỗi ngày cho mỗi người. Nhiều chuyên gia cho rằng, khát là một chỉ dẫn cho lượng nước cần uống. Tuy nhiên, đa số khuyên mức tối thiểu cần uống là 2 lít mỗi ngày, bao gồm cả chất lỏng hấp thu từ đồ ăn (chiếm khoảng 19-20%). Với trẻ sơ sinh lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6l/ ngày, trẻ nhỏ là 1,7. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít.

Lợi ích sức khoẻ của uống đủ nước

Nước là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với tất cả những cơ thể sống. Nhờ có nước mà cân bằng dịch và cân bằng nội môi trong cơ thể được duy trì. Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống, chiếm khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể của người trưởng thành. Nước thực hiện 4 chức năng chính trong cơ thể: là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể, là chất phản ứng hóa học của nhiều phản ứng sinh hóa, là chất bôi trơn, là chất điều hòa nhiệt độ.

Ngoài ra, nước uống có một số lợi ích tiềm năng khác như quản lý trọng lượng cơ thể, cải thiện tâm trạng và hoạt động tinh thần phòng ngừa nhức đầu Một nghiên cứu nhỏ cho thấy việc tăng lượng nước uống mỗi ngày lên 1,5 lít ở những người bị chứng đau nửa đầu có thể làm giảm triệu chứng đau đầu tuy không ngăn chặn hoàn toàn.

Uống nước trước khi đi ngủ

Một số người cảm thấy khát nước khi tỉnh giấc vào ban đêm và nếu khát họ nên uống một ít nước trước khi đi ngủ hoặc khi tỉnh giấc. Ngoài điều đó ra, người ta ít thấy lợi ích cụ thể của uống nước trước khi đi ngủ. Ngược lại, uống nước trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đêm.

Trong khi ngủ, cơ thể con người tạo ra nhiều hormon làm chậm chức năng thận và giảm lượng nước tiểu. Sự kết hợp này làm giảm nhu cầu phải đi tiểu vào ban đêm và giúp giấc ngủ không bị gián đoạn. Chứng mất ngủ làm gia tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm và ngược lại.

Nếu tiểu đêm nhiều lần sẽ làm giảm cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ Khi giấc ngủ của một người bị xáo trộn do tiểu nhiều lần ban đêm, nó có thể có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống Trí nhớ, khả năng tập trung và tâm trạng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thiếu ngủ Nguy cơ của một loạt chứng rối loạn cũng có thể tăng lên bao gồm chứng béo phì bệnh tim tiểu đườngtrầm cảm

Chứng tiểu đêm có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi. Những yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu nhiều vào ban đêm: phì đại tuyến tiền liệt lành tính bàng quang hoạt động quá mức, bệnh tiểu đường nhiễm khuẩn bàng quang, bệnh tim táo bón một số thuốc nhất định.

<!--adspage2>

Để tránh tiểu đêm nhiều lần, những người hay tiểu đêm nên tránh uống nước vào buổi tối muộn. Ly nước cuối cùng nên cách giờ ngủ 2-3 giờ.

Ngoài ra, gần thời gian đi ngủ, mọi người nên giảm hoặc tránh uống các đồ uống như rượu, trà, cà phê ca cao hoặc sôcôla nóng, cola hoặc soda bởi chúng gây khó ngủ hoặc lợi tiểu.

Khi mắc chứng tiểu đêm kéo dài, nên đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh tiềm ẩn khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật