Bắt đầu mùa nắng, tắm đêm rất nguy hiểm: Tắm trước khi ngủ bao lâu là an toàn?

Cái nắng oi ả của mùa hè khiến nhiều người khó ngủ. Vì vậy nhiều người thường tắm trước khi ngủ để làm mát cơ thể, từ đó giúp ngủ ngon hơn nhưng việc này liệu có tốt hay không?

Nhưng bác sỹ Lưu Kiến Tương bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) lại cảnh báo rằng: Buổi tối nên tắm sớm một chút. Tắm xong mà đi ngủ ngay giấc ngủ sẽ không ngon, đặc biệt là những người thích ngâm mình trong bồn tắm.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: Bất cứ hoạt động nào trước khi ngủ đều làm cho thân nhiệt tăng cao, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Bởi vì chỉ khi thân nhiệt hạ xuống nhiệt độ nhất định, con người mới đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên thoải mái. Điều này xem ra có vẻ như việc tắm, nhất là tắm bồn trước khi ngủ có hai luồng suy nghĩ trái ngược nhau.

Tiến sỹ Todd Aneidete phụ trách chương trình 'Nghiên cứu giấc ngủ trong y học' trường Đại học Michigan, Mỹ nói rằng: 'Nói về việc không nên tắm trước khi ngủ, không có nghĩa là mọi người sau một ngày lao động vất vả trở về nhà đều không được tắm, mà chỉ là không nên ngâm mình trong bồn tắm trước khi ngủ'.

Như vậy: Thực tế thì không phải là tắm trước khi ngủ làm cho tinh thần thư giãn. Tắm xong lau khô có thể nhanh chóng 'làm mát' cơ thể, giải phóng nhiệt lượng, càng tỏa nhiệt nhiều giấc ngủ càng sâu…

Tắm là thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nhưng tắm cũng phải tuân thủ theo thời gian thích hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Chuyên gia khuyên rằng: Tốt nhất chúng ta nên tắm trước khi ngủ khoảng 1,2 tiếng, hoặc sau khi ăn tối 1-2 tiếng là được. Nước tắm không nên để ở mức quá nóng hoặc quá lạnh thì mức độ kích thích đối với cơ thể khá nhỏ, tác dụng thư giãn cũng ở mức tốt nhất. Ngoài ra, tránh tắm trong những trường hợp dưới đây:

1. Sau khi cạo gió (giác hơi) không nên tắm ngay

Nhiều người khi mệt mỏi khi cảm mạo thường dùng bài thuốc dân gian như cạo gió, giác hơi để giảm mệt mỏi thông kinh mạch, hoạt huyết hành khí. Nhưng cần lưu ý, vì phần da sau khi giác hơi đã bị tổn thương.

Nếu tắm ngay ở nhiệt độ nước tắm quá thấp, da sẽ nhiễm lạnh qua các lỗ chân lông đang ở trạng thái mở khiến da dễ bị tổn thương hoặc gây ra các chứng bệnh viêm khác.

2. Khi quá no hay quá đói không nên tắm

Sau ăn no mà tắm ngay không chỉ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ mà còn có thể dẫn đến đường huyết thấp, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng hư thoát (hạ đường huyết), bất tỉnh.

Ngược lại, khi đang đói đường huyết khá thấp, tắm cũng dễ xảy ra hoa mắt chóng mặt Vì thế mới nói, thời gian tắm tốt nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ.

3. Khi đang sốt không nên tắm

Cho dù đang sốt hay đang bị bệnh hoặc các triệu chứng khác như viêm thận cấp thiếu máu trầm trọng, chấn thương ngoài da…đều không nên tắm. Vì khi cơ thể đang yếu sức đề kháng kém rất dễ phát sinh nhiều vấn đề.

4. Trước và sau khi massage 1 tiếng đồng hồ không nên tắm

Mục đích của massage là giảm mệt mỏi, đồng thời thư giãn lưu thông máu, rất có lợi cho sức khỏe Nhưng trong 1 tiếng trước và sau khi massage tuần hoàn máu ở trạng thái tăng nhanh. Nếu tắm vào thời điểm đó dễ xảy ra thiếu oxy não dẫn đến hôn mê bất tỉnh.

5. Sau khi uống rượu không nên tắm

Điều này chủ yếu nhắc nhở những người có bệnh tim mạch cần chú ý bởi khi tắm cơ thể sẽ ra mồ hôi Nếu tắm sau khi uống rượu nồng độ rượu trong máu sẽ tăng cao, cộng thêm nhiệt độ của nước sẽ đẩy nhanh tuần hoàn máu.

Điều này có thể sẽ dẫn đến hạ huyết áp dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt bủn rủn chân tay, thậm chí có thể xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

6. Sau khi lao động không tắm ngay

Cũng giống như sau khi vận động thể thao, nếu tắm ngay dễ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở tim và não, sẽ dẫn đến hôn mê Khi tắm, tốt nhất nên kết hợp massage giúp lưu thông khí huyết mới có tác dụng giảm mệt mỏi.

7. Khi huyết áp thấp không nên tắm

Khi tắm mạch máu giãn ra. Người huyết áp thấp sẽ có nguy cơ không cung cấp đủ máu lên não và tim dễ dẫn đến tình trạng hôn mê, bất tỉnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật