20 loại thực phẩm trở thành độc dược nếu không cẩn thận chế biến

Thực phẩm nhiễm độc thường do con người sử dụng quá nhiều chất bảo quản, đôi khi bản thân thực phẩm cũng sản sinh nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.

1. Giá đỗ không có rễ

Giá đỗ không dễ nhiều chất độc

Giá đỗ không dễ nhiều chất độc

Trong quá trình sản xuất giá đỗ một số cá nhân đã dùng thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư dị dạng thai nhi và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

2. Cà chua xanh

Cà chua xanh chứ nhiều chất solanine

Cà chua xanh chứ nhiều chất solanine

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh khoang miệng có cảm giác đắng chát xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt buồn nôn nôn mửa… Nếu ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

3. Chè bị mốc

Chè xanh bị mốc dễ gây chóng mặt, tiêu chảy

Chè xanh bị mốc dễ gây chóng mặt, tiêu chảy

Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt tiêu chảy

4. Hạt cà phê tươi

Hạt cà phê tươi gây dị ứng, tán huyết

Hạt cà phê tươi gây dị ứng, tán huyết

Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng mệt mỏi thiếu máu và các triệu chứng khác.

5. Rong biển đổi màu

Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

6. Bắp cải thối

Bắp cải thối có chứa nitrite

Bắp cải thối có chứa nitrite

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt đánh trống ngực nôn mửa tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh co giật khó thở không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng.

7. Gừng héo

Bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol

Bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu vì những dập nát, cũ hỏng bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

8. Mộc nhĩ trắng ngả màu

Mộc nhĩ trắng đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt đau bụng tiêu chảy…

9. Đậu xanh không nấu chín

Quả đậu xanh luôn bị phun thuốc trừ sâu quá mức, hơn nữa trong đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa có thể gây ra viêm xuất huyết giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Ngoài ra còn do dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả dễ bị ngộ độc.

10. Dưa muối chưa kỹ

Dưa muối chưa chín kỹ có nhiều nitrate

Dưa muối chưa chín kỹ có nhiều nitrate

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối có thể gây độc bởi trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

11. Táo

Những trái táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc nên bán được giá rất cao. Những đốm trắng bên trong thành túi là bột thuốc trừ sâu

12. Dâu tây

Được coi là một thực phẩm hữu cơ chứa đầy hóa chất Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm, tuyến trùng, vi sinh vật, cỏ dại và tiêu diệt mọi sinh vật.

13. Dưa chuột

Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu

14. Ớt đỏ và ớt xanh

Loại ớt này có chứa lượng thuốc trừ sâu trong suốt trong chu kỳ tăng trưởng của mình cũng như được sử dụng để phun khi diệt cỏ, diệt nấm…

15. Anh đào

Anh đào thường bị người trồng anh đào phun thuốc trừ sâu để loại bỏ các loại bọ ve, sâu bướm và các bệnh nấm… ngay từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch. Cho nên anh đào rất có hại cho sức khỏe

16. Đào

Giống như anh đào, đào cũng là loại quả thu hút nhiều côn trùng, nấm. Đào thường được phun các loại thuốc diệt nấm hàng tuần từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.

17. Cần tây

Cần tây chủ yếu sống bằng một cơ chế hấp thụ nước, hấp thụ nhiều chất độc từ đất và nước ngầm. Cần tây thường được phun nhiều organophosphate – một chất có thể gây ung thư cho con người.

18. Lê

Trong quá trình phát triển, lê thường bị sâu, bọ quấy rầy. Do đó, nó cũng được phun nhiều thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại và bệnh tật.

19. Nho

Cũng như dâu tây, methyl bromide cũng được phun trên nho – một loại hóa chất có thể làm suy giảm tầng ôzôn.

20. Khoai tây mọc mầm

Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil cũng gây độc cho cơ thể./.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật