Công dụng chữa bệnh của ngải cứu cực tốt cho sức khỏe

Ngải cứu là một bài thuốc tốt cho sức khỏe, giúp điều trị xương khớp, cầm máu, trị mụn, an thai...tuy nhiên, không nên sử dụng ngải cứu nhiều vì có thể gây ngộ độc.

Điều trị xương khớp

Trong ngải cứu chứa chất tanin chất này chống phù nề xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm. Ngoài ra, ngải cứu còn chứa thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể. Người Nhật thời xưa thường có sẵn trong nhà một túi ngải cứu khô để dùng quanh năm. Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

Giúp an thần giảm đau

Ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh giảm đau an thần. Chính vì vậy, trong Đông y người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu ân thần, giảm đau nhức tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

46249

Tốt cho dạ dày và tiêu hóa

Các chất đắng và thành phần tinh dầu có trong ngải cứu khi tiết ra có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Đồng thời nó cũng được coi là liều thuốc chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.

Điều kinh

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Cầm máu

Những trường hợp ho ra máu nôn ra máu trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

46250

Trị mụn nhọt

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Ngải cứu có tác dụng an thai

Theo Gia đình Việt Nam, trong trường hợp bạn bị đau bụng ra máu thì nên sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu 16g tía tô 16g cho vài 600ml nước sắc lấy 100ml và uống thành 3-4 lần trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường). Bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần và nên ăn 3 lần/tuần.

Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên. Nên ăn ngải cứu đánh với trứng gà và rán lên hoặc nấu canh trứng

Lưu ý khi ăn ngải cứu

Người bị viêm gan không nên ăn ngải cứu, vì khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây rối loạn chuyển hóa của tế bào và dẫn tới viêm gan cấp tính.

- Người bị rối loạn đường ruột cần tránh xa rau ngải cứu kẻo bệnh khó kiểm soát và ngày một nặng hơn.

- Người bị sỏi thận xơ vữa động mạch vành... hạn chế ăn trứng

- Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sảy thai sinh non hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật