Những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của cây ngải cứu

Ngải cứu là một trong số những thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn và là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên loại cây này cũng chứa tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe mà bạn nên biết.

Trúng độc sử dụng nhiều tinh dầu ngải cứu

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng để chữa bệnh. Nếu dùng tinh dầu ngoài da có thể làm cho niêm mạc của da bị nóng rát , đỏ ửng. Nếu sử dụng tinh dầu để uống với liều lượng khoảng 3-5g có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc bị trúng độc.

Biểu hiện

Nếu bạn dùng quá nhiều tinh dầu ngải cứu, miệng và họng của bạn bị kích thích nhẹ, họng sẽ có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng buồn nôn nôn… do dạ dày ruột bị viên cấp tính.

Sau vài ngày, khi dược chất đi vào gan có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to nước tiểu đục nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria),… Dược chất của ngải cứu cũng có thể gây tổn hại huyết quản và thành các vi huyết quản, dẫn tới xung huyết và xuất huyết tử cung khiến cho thai phụ bị sảy thai

Ngài cứu còn gọi là ngải diệp là cây có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết giúp điều kinh và an thai, chữa đau bụng do hàn kinh nguyệt không đều Ngoài ra lá ngải cứu còn có tác dụng cầm máu hiệu quả.

Tác động tới thần kinh trung ương

Độc tính của ngải cứu có tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương. Ngải cứu có tác dụng gây hưng phấn vỏ não và tổ chức hạ bì. Nhưng khi dùng liều quá cao, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ tránh uống quá nhiều để ảnh hưởng tới hệ thần kinh của mình.

Những người không nên ăn ngải cứu

Ngải cứu là một loại thực phẩm khá tốt nhưng với một số người nên hạn chế ăn ngải cứu vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mình.

Mang thai

Với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai thì chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều vì ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sảy thai sinh non hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.

Cao huyết áp

Với những phụ nữ cơ thể suy yếu kinh nguyệt không điều hòa, hành kinh đau bụng thích chườm ấm, sắc diện tím tái,… thuộc “hư hàn” thì ngải cứu có tác dụng trị liệu rất tốt. Nhưng người có nội nhiệt cao huyết áp thì không nên dùng vì nó càng làm cho bệnh nặng hơn.

Với những người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà.

Viêm gan

Người bị viêm gan nên tránh xa ngải cứu vì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.

Rối loạn đường ruột cấp tính

Với những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần tránh xa ngải cứu kẻo bệnh khó kiểm soát và ngày một nặng hơn.

Sỏi thận

Người bị sỏi thận xơ vữa động mạch vành... hạn chế ăn trứng tráng với ngải cứu vì nó không hề tốt cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật