Những bài thuốc quý từ lá ngải cứu bạn nên biết để chữa bệnh mùa hè, phòng bệnh mùa đông

Lá ngải cứu vốn được Đông y đánh giá cao vì tác dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe.

Nhưng nếu chúng ta dùng nó để ngâm chân trong 2-3 ngày, hiệu quả chữa bệnh còn kỳ diệu hơn thế.

Ngâm chân bằng lá ngải cứu: Sau 2-3 ngày kết quả ra sao?

Mùa hè, nhất là từ sau ngày hạ chí, thời tiết bắt đầu có những thay đổi thất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Đây cũng là thời điểm bùng phát nhiều loại bệnh, tấn công cơ thể và gây phiền phức cho nhiều nhóm người.

Đông y có câu nói nổi tiếng "Mùa hè chữa bệnh mùa Đông", với ý rằng, mùa nóng không chỉ cần chăm sóc sức khỏe tốt để vượt qua thời tiết, mà còn phải chăm chỉ dưỡng sinh để chuẩn bị sức khỏe cho mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt hơn.

Một trong những giải pháp phòng chữa bệnh nổi tiếng của Đông y đó chính là ngâm chân. Có lẽ không cần nhấn mạnh thì hầu như chúng ta đều biết tác dụng của việc ngâm chân đối với sức khỏe.

Quan trọng hơn, việc ngâm chân với lá ngải cứu – thứ lá quen thuộc, phổ biến và dễ dàng mua được còn mang lại nhiều tác dụng hơn những gì xưa nay chúng ta vẫn nghĩ.

Lá ngải cứu còn được Đông y gọi là Ngải khao, vốn chỉ là một loài rau dại nhưng sau đó được nghiên cứu và sử dụng như một loại dược liệu quý, được gọi là "rau của bậc Danh y". Ngải cứu được người dân Châu Á sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, ấm, khi ăn sẽ tác động chính vào 3 kinh mạch là tì ganthận Nghiên cứu cho thấy lá ngải cứu có thể làm giảm hàn trừ ẩm, ấm kinh và cầm máu Rất phù hợp dùng cho những người hay bị mất máu đau bụng đau bụng kinh tử cung chảy máu, các bệnh phụ khoa khác.

Lợi ích của việc ngâm chân bằng lá ngải cứu

1. Loại trừ bệnh nóng trong người

Các triệu chứng bệnh phổ biến xảy ra trong mùa hè như loét miệng viêm miệng viêm tai giữa viêm họng thường được gọi chung là do cơ thể "bốc hỏa". Trên thực tế, nguyên nhân của các triệu chứng này thường là do nhiệt trong cơ thể tăng lên quá cao mà bạn không kịp thời "hạ hỏa".

Một bí quyết rất đơn giản trong tình huống này là bạn hãy dùng một nắm nhỏ lá ngải cứu, đun sôi cùng với nước rồi để ấm và ngâm chân cho đến khi toàn thân ra mồ hôi là có thể giải quyết tình hình.

Sau khi ngâm chân, bạn nên uống một chút nước ấm, liên tục ngâm trong 2-3 ngày, đồng thời ăn thêm một số thực phẩm có tính mát, nghỉ ngơi hợp lý là các chứng bệnh do nhiệt này sẽ có thể được loại trừ.

2. Phòng chống lạnh, loại bỏ chứng dư ẩm

Có nhiều người có thể trạng hư hàn thân nhiệt thấp, lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Một nhóm người khác cơ thể dư thừa độ ẩm, hay phù thũng Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ hàn lạnh.

Dùng lá ngải cứu để ngâm chân có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn lưu thông khí huyết giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể, tác động tới 20 dòng kinh mạch trên cơ thể và điều hòa âm dương trở về trạng thái cân bằng.

Khi khí huyết khỏe mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, do đó khí hàn lạnh cũng tự nó tiêu tan.

Đối với tác dụng loại bỏ hàn lạnh, kiến nghị mọi người thường xuyên ngâm chân hoặc dùng cách hơ nóng lá ngải cứu đắp vào chân để tăng cường hiệu quả.

3. Giảm chứng chuột rút

Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh chóng mà còn có lợi ích lớn trong việc giảm chứng co thắt cơ bắp. Nếu ngâm chân xong tiếp tục mát xa xoa bóp thì hiệu quả càng tuyệt vời hơn.

Cách làm nước ngâm chân

Dùng một ít lá ngải cứu tươi hoặc lá đã phơi khô cho vào nồi. Đun nước sôi lên rồi đổ ra chậu. Chờ nước nguội đủ độ phù hợp thì cho chân vào ngâm. Trong khi ngâm, mồ hôi có thể ra nhẹ lấm tấm. Không nên để nước quá nóng khiến mồ hôi ra quá nhiều.

Ngâm chân xong cũng nên uống một chút nước ấm để làm nóng cơ thể từ trong ra ngoài. Trong thời gian chữa bệnh thì không tiếp tục ăn những thực phẩm có tính hàn lạnh, nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi liệu trình ngâm chân tối thiểu phải 2-3 ngày để những chứng vệnh về viêm sưng tấy đỏ đau có đủ thời gian hồi phục.

Những người bị bệnh quá lạnh hoặc quá dư thừa độ ẩm ở mức nặng, nên kết hợp ngâm chân với việc uống nước gừng táo gai hàng ngày để tăng cường hiệu quả, chữa bệnh nhanh chóng hơn.

Lưu ý:

Thời gian ngâm chân không nên quá dài, tốt nhất là 15 - 30 phút. Khi ngâm chân, máu sẽ chảy về chân nhiều hơn, vì thế có thể bị thiếu máu não, gây chóng mặt nhức đầu Người thiếu máu nên cẩn thận đề phòng bằng cách thử từng ít một trước khi tiến hành liệu trình ngâm.

Ngâm chân ngải cứu có hiệu quả tốt, nhưng không phải thích hợp với tất cả mọi người. Phụ nữ bị hành kinh nhiều thì không ngâm trong kỳ kinh nguyệt Bệnh nhân tiểu đường hoặc người ngâm xong bị sốt thì không nên áp dụng cách này.

Một số bài thuốc ngâm chân ngải cứu kết hợp với nguyên liệu khác

1. Ngải cứu + hoa tiêu

Đây là bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi chân, chân bị hôi bệnh chàm hoặc bệnh da liễu.

2. Ngải cứu + muối

Bài thuốc này dành cho người mắc bệnh bốc hỏa, mặt thường xuyên bị đỏ đau răng đau họng sốt ruột buồn bã, trên nóng dưới lạnh, bàn chân sưng phù thừa nước.

3. Ngải cứu+ gừng tươi

Bài thuốc này dành cho người mắc các bệnh như phong hàn cảm lạnh cúm viêm khớp thấp khớp ho viêm phế quản khí phế thũnghen suyễn

4. Ngải cứu + hoa đỏ (hồng hoa)

Bài thuốc này dành cho người bị các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, viêm dây thần kinh ngoại vi, tuần hoàn máu kém, tê tay chân và chảy máu cục bộ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật