Tiêu chảy do kháng sinh và cách chữa trị bệnh hiệu quả
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Vì sao KS gây tiêu chảy?
Trong hệ tiêu hóa tồn tại một quần thể vi khuẩn (VK) với rất nhiều chủng khác nhau, trong đó có VK có lợi và VK có hại. Trong quá trình song song tồn tại, nhóm VK có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm VK có hại phát triển gây bệnh. Khi dùng KS kéo dài, một số chủng VK có lợi sẽ bị ảnh hưởng.
Các VK có hại lại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh.
Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy do dùng kháng sinh
Kết quả là cân bằng giữa hai nhóm VK bị phá vỡ, nhóm VK có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm phù nề xuất tiết xuất huyết trong lòng ruột và hội chứng tiêu chảy do dùng KS phát triển mạnh mẽ. Phần lớn tiêu chảy do KS ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng dùng KS. Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc
Có rất nhiều chủng VK có thể gây hội chứng tiêu chảy do dùng KS nhưng loại VK kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây nên phần lớn các trường hợp viêm đại tràng giả mạc rất nặng nề trên lâm sàng. Viêm đại tràng giả mạc do C. difficile đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực, nơi có nhiều chủng VK kháng KS và lượng KS được dùng với liều cao và kéo dài.
Các KS có thể gây tiêu chảy
Các nhóm KS thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm cephalosporin (điển hình là cefuroxim cefixim cefpodoxime) clindamycin erythromycin penicillin ampicillin amoxicillin nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), tetracycline (doxycycline, minocycline)... Các rối loạn có thể xuất hiện dù dùng KS đường uống hay đường tiêm.
Biểu hiện và nguy cơ của tiêu chảy do KS
Tiêu chảy do KS có thể gây một chuỗi các triệu chứng, thay đổi từ nhẹ tới nặng. Sau khi dùng KS khoảng 4 - 9 ngày, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sôi bụng đau bụng bụng trướng nhẹ tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Các triệu chứng này thường tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng dùng KS. Khi sự tăng sinh VK có hại nghiêm trọng, có thể có các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc như: sốt cao tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu mủ đau và đau quặn bụng buồn nôn nôn mửa mất nước.
Ngoại trừ những trường hợp nhẹ tiêu chảy sau dùng KS nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân như mất nước nặng rối loạn điện giải (hạ kali máu), rối loạn cân bằng kiềm toan. Một số trường hợp gây viêm loét, thủng ruột tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc nguyên nhân do liệt, giãn to đại tràng kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, thẩm lậu qua thành ruột vào máu gây nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn cơ thể đau bụng sốt, thủng vỡ đại tràng.
Ðiều trị tiêu chảy do dùng KS
Chỉ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và có chỉ định của thầy thuốc
Với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng sẽ hết trong vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ KS. Với trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại KS có liên quan đến tiêu chảy. Bù đủ nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan là việc phải được tiến hành ngay. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng VK gây bệnh. Nếu có viêm đại tràng giả mạc, KS được lựa chọn là metronidazole hoặc vancomycin.
Để giúp ngăn ngừa tiêu chảy do dùng KS hoặc giảm mức độ nặng của bệnh, cần lưu ý: Chỉ dùng KS khi thật cần thiết và có chỉ định của thầy thuốc Nên nhớ rằng, KS không có tác dụng trong nhiễm virut như cảm lạnh và cúm. Dùng KS chính xác theo đơn, không tăng liều, dùng gộp cả liều bỏ lỡ hoặc dùng thuốc lâu hơn đơn bác sĩ kê. Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy. Các thuốc này có thể cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể và gây biến chứng. Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại KS đã gây tiêu chảy trước đó.
Bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng KS nên thực hiện thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm triệu chứng: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn. Ăn thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như gạo khoai tây sữa chua và chuối Nên tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh cũng như các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt hạt tiêu Uống nhiều nước. Tránh đồ uống có carbon, nước ép cam quýt rượu và đồ uống có caffein như cà phê, chè và coca vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:03 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:01 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:03 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:09 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:04 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:04 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:04 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:05 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:06 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023