Các bệnh đường hô hấp, mối nguy đáng sợ với trẻ nhỏ, chớ chủ quan

Cho đến nay, bệnh về đường hô hấp vẫn được coi là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi Đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 đến 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội, đặc biệt là khiến sức khỏe trẻ nhỏ bị đe dọa.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra. Ở nước ta, nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp cấp chính là nhiễm khuẩn trong đó yếu tố gây bệnh chủ yếu là cơ địa của bé và ô nhiễm môi trường.

Các bé sinh non thiếu cân (dưới 2,5 kg lúc sơ sinh), suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc bệnh về đường hô hấp hơn các bé khỏe mạnh. Ngoài ra, bé không hoặc ít được tiếp cận với sữa mẹ cũng có hệ miễn dịch kém hơn các bé khác rất nhiều.

Mẹ để bé ăn uống lạnh, thiếu vitamin A, nằm phòng điều hòa không hợp lý, để nhà cửa bẩn thỉu, bui bặm, có khói thuốc lá… cũng làm suy yếu sức đề kháng của bé khiến bé có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh và thay đổi thất thường như hiện nay cũng là tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh

Bệnh biểu hiện ở nhiều dấu hiệu và cấp độ đa dạng. Tuy nhiên có những biểu hiện sau đây mẹ dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như ho sốt chảy nước mũi nghẹt mũi… Bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm. Khi nhận thấy bé có dấu hiệu thở nhanh, cánh mũi phập phồng, thậm chí có bé nguy kịch hơn còn bị rút lõm lồng ngực, hơi thở rít, sắc da tím tái… mẹ cần biết cách xử lý, tránh chuyển sang giai đoạn nặng hơn như hôn mê co giật bởi khi đó tình trạng đã nghiêm trọng, rất khó cứu chữa và có thể dẫn đến tử vong.

Những bệnh viêm hô hấp cấp thường gặp và triệu chứng nhận biết:

- Viêm mũi, họng do vi-rút:

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh khoảng 1 đến 2 ngày, những triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Bé bị ho, thậm chí là đau bụng tiêu chảy Bệnh tự khỏi trong vòng 1 tuần.

- Viêm xoang mũi cấp:

Các triệu chứng vẫn như trên, tiến trình bệnh có thể giảm nhẹ rồi nặng dần. Bé bị sổ mũi ngạt mũi kéo dài Bé có thể bị đau đầu đau sau hốc mắt, rát họng và hay quấy khóc.

- Viêm họng cấp:

Bé bị sốt, ho viêm họng kéo dài hơn 7 ngày. Bệnh do vi khuẩn gây ra.

- Viêm amidan:

Bé ốm, sốt cao, khó ăn uống khó thở Bệnh thường diễn ra ở bé 2 đến 6 tuổi do vi khuẩn.

- Viêm VA:

Bé chảy mũi nghẹt mũi kéo dài. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng điển hình là trẻ dưới 2 tuổi.

- Viêm thanh nhiệt cấp:

Bé sốt cao, nuốt khó khăn, tăng tiết nước bọt nổi hạch bên cổ. Bé có thể bị khản giọng, mất tiếng, hơi thở khò khè ho nhiều. Nếu bệnh nặng rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong do suy hô hấp ở trẻ.

- Viêm thanh quản và thanh khí phế quản:

Bé có biểu hiện của bệnh viêm mũi họng bình thường. Tuy nhiên mẹ cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh, Nếu để tình trạng bệnh biến chuyển xấu sang khó thở tím tái và mất ý thức cần phải cấp cứu kịp thời để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

- Viêm phổi:

Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn gây ra. Khi bé thở nhanh, khò khè, nhiều đờm hay sốt cao mệt mỏi mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để phát hiện kịp thời và điều trị tránh biến chứng xấu.

Chăm sóc bé khi bị bệnh

Cha mẹ cần đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh và có biện pháp ứng phó thích hợp. Trong thời gian này mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Cho bé ăn bú bình thường: Bé bị bệnh dễ biếng ăn nên mẹ chú ý chia bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình hồi phục của bé. Mẹ cũng nên làm sạch đường hô hấp của trẻ bằng nước muối sinh lý để bé dễ thở, bớt cáu gắt và chịu ăn uống tốt hơn.

- Cấp nước đầy đủ: Bé uống đủ nước sẽ đẩy nhanh tốc độ đào thải chất độc trong cơ thể. Cũng nên cho bé uống nhiều nước cam chanh để tăng sức đề kháng Ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa và theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên.

- Nếu bé bị ho sốt quá nhiều mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian và cho bé uống thuốc theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ.

Chữa mẹo hay dùng thuốc kháng sinh?

Đây vẫn là vấn đề được nhiều gia đình gây tranh cãi. Với các dấu hiệu viêm đường hô hấp nhiều cha mẹ cho rằng cho trẻ dùng thuốc kháng sinh thời gian điều trị nhanh, bé mới chớm bệnh càng cần dập tắt sớm. Dùng các bài thuốc dân gian thì lâu khỏi vì hoạt chất có thành phần tự nhiên, quá nhẹ, kéo dài thời gian điều trị của bé.c

Tuy nhiên, theo PGS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), cả người dân và các y bác sĩ hiện nay đều đang lạm dụng thuốc kháng sinh Khi trẻ bị ho ở mức độ nhẹ, cha mẹ không nên ngay lập tức dùng thuốc cho trẻ mà có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đã được công nhận là có hiệu quả giảm bớt, thậm chí là chữa khỏi các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và thể chất của bé đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra diễn biến sức khỏe của bé. BSCKII. Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo: ‘Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi viêm thanh phế quảnhen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ’

Khi bệnh có dấu hiệu chuyển nặng như rút lõm lồng ngực, thở rít, mê man co giật bỏ bú… cần đưa bé đi cấp cứu khẩn cấp tránh dẫn đến tử vong cho bé. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật