Không chỉ có tác dụng đơn thuần là trang trí mà các loài hoa còn có tác dụng trị bệnh

Hoa cỏ là tinh túy của trời đất, hoa không chỉ có tác dụng trang trí mà còn được sử dụng để làm thuốc quý.

1.Hoa thủy tiên

Thủy tiên là loài cây thuộc họ tỏi có hai loại hoa đơn và hoa kép. Những ngày cuối năm, mua được mấy dò thuỷ tiên, bóc đi lớp vẩy chồi, giâm trong chậu cảnh, chỉ cần có nước lã, ánh sáng mặt trời và đảm bảo nhiệt độ trong phòng từ 15 - 20oC là sau khoảng một tháng cây sẽ đâm chồi ngọc rồi khai hoa vào ngày tết với dáng vẻ thanh tú mê hồn, hương thơm qúy phái ngây ngất.

hoa thủy tiên nở trong chậu men đầy nước, mềm mại óng nuột như tiên nữ lượn bay trên mặt hồ, cho nên nó còn được gọi là “Lăng ba tiên tử”. Cũng có người giải thích rằng : “thuỷ” là nước, “tiên” là cô tiên, vì đây là thứ hoa đẹp và trong trắng như cô tiên đang tắm dưới làn nước, mà lại tắm trần nữa chứ ! Cũng có người thạo chữ Hán thì lại giảng rằng : “thuỷ” là nước ; “tiên” là do chữ “nhân” ghép với chữ “sơn”, có nghĩa là người trên núi, mà người ở trên núi thì chỉ có là tiên mà thôi ; người trần được ngắm tiên thì còn gì sung sướng bằng !

Theo dược học cổ truyền, hoa thuỷ tiên vị đạm, tính mát ; rễ cây hoa vị cay đắng, tính lạnh ; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc ; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay bàn chân và vùng giữa ngực) mụn nhọt viêm loét viêm tuyến vú quai bị viêm hạch…

Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thuỷ tiên có công năng “khứ phong khí”. Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3 - 6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa. Củ cây thủy tiên có tác dụng giảm đau rất tốt. Lấy củ giã nát đắp vào chỗ đau có thể chữa được mụn nhọt, đinh độc. Trong dân gian thường dùng củ thuỷ tiên để chữa ung thư tuyến vú. Tuy nhiên, vì có độc, củ thủy tiên chỉ được dùng ngoài.

2.Hoa tầm xuân

Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa thân cành mềm mại, có thể đan tết thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý muốn. Có thể đặt ở phòng khách, phòng sách, với vẻ cổ kính và tao nhã sẽ làm tăng thêm vẻ xuân sắc cho căn nhà. Dùng hoa tầm xuân để trang trí cho hành lang mái hiên là hợp lý nhất.

Tuỳ theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Ví như, hoa dùng để chữa các chứng bệnh:

(1) Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu môi khô miệng khát chán ăn mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3 - 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn uống thay trà

(2) Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

(3) Ngược tật (sốt rét) dùng hoa tầm xuân sắc uống thay trà.

(4) Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậuphác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.

(5) Đái đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30 ml pha chut nước ấm uống hàng ngày.

Lá có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương. Ví dụ :

(1) Ung nhọt làm mủ chưa loét dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và dấm đắp lên tổn thương.

(2) Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.

(3) Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.

Rễ vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như :

(1) Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do cao huyết áp dùng rễ tầm xuân 15 - 30g sắc uống. (2) chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn. 

3) Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.

(4) Đau răng và viêm loét miệng dùng rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

(5) Viêm khớp, liệt bại nửa người kinh nguyệt không đều khí hư và tiểu tiện không tự chủ dùng rễ tầm xuân 15 - 30g sắc uống.

(6) Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân) dùng rễ tầm xuân 15 - 24g hầm với 60g thịt lợn nạc chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày. 

7) Đái dầm trẻ em người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.

(8) Phế ung (áp xe phổi) dùng rễ tầm xuân 15g, hạt bí đao 30g ý dĩ 30g, sắc uống

(9) Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.

(10) Vết thương chảy máu dùng rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

(11) Rong huyết dùng rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, sắc uống hàng ngày.

(12) Bỏng dùng rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hàng ngày hoặc bột rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp.

Quả vị chua, tính ấm, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Được dùng để chữa các chứng bệnh như:

(1) Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.

(2) Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.

(3) Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hoà thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.

(4) Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.

3.Hoa trà my

Trà my là loài thảo mộc thân gỗ, hoa nở vào cuối đông đầu xuân, kéo dài hàng tháng, để lâu không héo tàn, búp hoa to, màu sắc rực rỡ, màu đỏ như ráng sớm, màu vàng như vàng mười, màu trắng như tuyết, màu phớt đỏ tựa cánh đào, sắc màu tươi tắn khiến ai thoáng thấy cũng phải đắm say.

Theo dược học cổ truyền, hoa trà my vị ngọt đắng, tính mát, có công dụng lương huyết, chỉ huyết và tán ứ, dùng để chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam băng huyết, kiết lị ra máu, bị bỏng, tổn thương do trật đả và các bệnh lý da liễu. Ví như, dùng hoa trà 12g, than lá ngải 12g, tiên hạc thảo 15g, sắc uống để trị băng huyết ở phụ nữ ; hoa trà lượng vừa phải, nghiền thành bột mịn, cho nước hoặc dấm ăn vào trộn đều rồi bôi ngoài da để chữa các vết thương hoặc trộn với dầu vừng để chữa bỏng.

4.Cây liễu

Ngày xuân, cây liễu nảy cành non, theo gió xuân nhè nhẹ cành liễu thướt tha đẹp đến mê hồn. Xưa kia, cứ mỗi khi tiết Thanh Minh đến, người ta có lệ đeo cành liễu non cho trẻ em.

Ngạn ngữ có câu: “Thanh Minh không đeo cành liễu, má hồng thành tóc bạc phơ”, ý nói đến công dụng của cành liễu đối với việc bảo vệ sức khoẻ Vào đời Đường ở Trung Quốc, hàng năm cứ đến ngày Mồng Ba tháng Ba, khi cử hành các nghi thức tế lễ bên sông Vị Dương, gọi là Phất khế, Đường Cao Tông thường ban tặng cho quần thần mỗi người một vòng liễu để “có thể tránh được nọc độc bọ cạp”.

Liễu là một vị thuốc Đông y truyền thống có công dụng thanh nhiệt giải độc, thấu chẩn lợi niệu. Đem cành liễu sắc lên làm thang mà tắm có thể chữa được bệnh phong thũng, nhọt đầu đinh, đơn độc...Lá liễu và cành liễu còn được dùng để chữa viêm gan vàng da

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật