Mọi người cần phải biết những nguyên nhân và cách điều trị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu là do lối sống, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Dưới đây là những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2:

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuyp 2

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hay khả năng sử dụng insulin kém đi sẽ gây bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 2 là do di truyền

Nếu bố hay mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái cũng thường hay mắc bệnh tiểu đường type 2. Gen có vai trò lớn trong việc hình thành căn bệnh này do nó có thể tác động làm giảm khả năng sản xuất insulin tuyến tụy

 Một chế độ ăn uống bừa bãi, thừa chất dinh dưỡng và lười tập thể dục dễ dàng dẫn đến tiểu đường type 2

Một chế độ ăn uống bừa bãi, thừa chất dinh dưỡng và lười tập thể dục dễ dàng dẫn đến tiểu đường type 2

Béo phì, thừa chất, thừa calo làm cơ thể kháng insulin một chế độ ăn uống bừa bãi, thừa chất dinh dưỡng và lười tập thể dục sẽ gây áp lực khi tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường type 2 thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã bắt đầu vào giai đoạn nghiêm trọng. Những biểu hiện của tiểu đường không thực sự rõ ràng, dưới đây là những biểu hiện trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Để đề phòng căn bệnh giết người thầm lặng này, bạn cần đi khám ngay.

Luôn khát nước, uống nhiều nước

Hay bị khát nước là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường Bạn cứ liên tục uống nước và thấy khát, chu trình đó luôn lặp lại mà bạn vẫn không thấy hết khát. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Đi tiểu rất nhiều

Đương nhiên rồi, uống nhiều nước dẫn đến tình trạng phải đi tiểu liên tục. Khi bị tiểu đường bệnh nhân phải tiểu liên tục nhiều lần để thải lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu thường vào khoảng 2 – 3 lần mỗi đêm. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát.

Giảm cân rất nhanh

Nếu một người bị giảm 4 – 8kg chỉ trong 2 hoặc 3 tháng thì đó là giảm cân bất thường. Đó có thể là lượng đường trong máu cao, vì hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo

Luôn cảm thấy đói

Lượng đường trong máu tụt giảm sẽ làm người bệnh luôn cảm giác đói và cần năng lượng để có thể làm việc, hoạt động.

Da ngứa và khô

Da bị ngứa và khô cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đặc biệt da ở những vùng kín như cổ hoặc nách. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.

Vết thương chậm lành

Khi bị bệnh tiểu đường, những vết thương, bầm tím nhiễm trùng rất lâu lành. Đó là do mạch máu bị hỏng vì lượng đường quá nhiều lưu thông qua tĩnh mạch động mạch Điều đó làm máu đi chuyển chậm đến các vùng khác trong cơ thể, gây khó lành vết thương.

Cảm giác mệt mỏi và khó chịu

Lượng đường trong máu cao, khi người bị căn bệnh này càng lâu, nặng, nó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ cáu kỉnh.

Cảm giác thường xuyên mệt mỏi có thể là dấu hiệu của tiểu đường

Cảm giác thường xuyên mệt mỏi có thể là dấu hiệu của tiểu đường

Giảm thị lực

Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa

Ngứa ran hoặc tê

Chân và tay bị ngứa ra, tê đau rát hoặc sưng, do thần kinh bị hư hại. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. Vậy nên chúng ta phải kiểm soát lượng đường trong máu một cách nhanh nhất có thể.

Hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra bệnh tiểu đường, không chỉ một lần mà nên tiến hành thường xuyên theo định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật