Nếu uống một cốc nhân trần mỗi ngày sẽ mang đến nhiều điều kỳ diệu cho bạn

Nhân trần hay còn gọi là an lữ thảo, có vị đắng, tính hơi hàn, có công năng thanh lợi thấp nhiệt, lui hoàng đản.

Thành phần dinh dưỡng và hữu ích, nhân trần có chứa các chất như chlorogenic acid, cafeic, các dầu tinh. Ngoài ra, nhân trần còn có các dầu béo trong đó có acid béo như stearric acid, palmitic acid, linolicacid,...



Nhân trần có thể thúc đẩy dịch mật tiết ra, có tác dụng lợi mật rõ rệt. Nước nấu nhân trần có thể hạ thấp tỉ lệ tử vong của bệnh viêm gan loại trúng độc carbon tetra chloride, thúc đẩy tái sinh tế nào gan Nhân trần còn có tác dụng giải nhiệt đối với những người bị sốt, có tác dụng ức chế đối với cầu khuẩn chùm nho màu vàng, trực khuẩn lao. Không những thế, nhân trần còn có thể ức chế được sự sinh trưởng của các chân khuẩn gây bệnh ngoài da, có tác dụng ức chế đối với virus gây bệnh cảm cúm chữa bệnh tê liệt ở người hạ huyết áp lợi tiểu, hạ mỡ máu

Một số công dụng hữu ích của nhân trần:

- Với những người uống rượu bia nhiều mỗi ngày uống một chai nước nhân trần sẽ giảm phần nào tác hại của rượu đến gan: Nhân trần, hạt muồng sao cam thảo sống rau má khô sắc lên uống hàng ngày.

- Viêm gan kèm theo sốt vàng da ra nhiều mồ hôi ở đầu, miệng khô, bụng đầy, tiểu tiện khó. Dùng nhân trần, chi tử đại hoàng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày.

- Chữa viêm túi mật hiệu quả dùng nhân trần bồ công anh nghệ vàng sắc uống hàng ngày.

- Khi bị say nắng đau đầu sốt nóng dùng nhân trần, hành tăm sắc lên để nguội uống.

- Mắt bị sưng, đỏ đau lấy nhân trần mã đề mỗi thứ một nắm sắc uống cho tới khi hết đau

- Mát gan lợi mật, thanh nhiệt dùng nhân trần, bông mã đề, bán biên liên sấy hoặc phơi khô, tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Tuy nhiên, theo Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, không thể phủ nhận lợi ích thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, mát gan của các loại nước mát. Tuy vậy, các loại nước mát tưởng chừng như một loại nước dễ uống và tốt cho tất cả mọi người song thực tế không phải ai uống, uống bao nhiêu cũng có lợi cho sức khỏe Khi uống nhiều nước nhân trần, sẽ gây ra hiện tượng chán ăn bởi tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột nên có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa

Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống.

Vì vậy, khi uống nhân trần cần lưu ý một số điểm sau:

- Không nên pha chung nhân trần với cam thảo: Nhân trần vốn có tính hàn vị cay đắng tác dụng đào thải còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược ho suyễn, hầu họng sưng đau giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Mặc dù cả hai thứ đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải.

Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc nhất là tăng huyết áp

- Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

- Không nên uống nhân trần hằng ngày: Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Ngoài ra, nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể và làm mệt mỏi thiếu tập trung.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật