Bà bầu coi chừng lãnh cảm tình dục để giữ hạnh phúc gia đình

Bệnh lãnh cảm tình dục có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Lãnh cảm tình dục không chỉ xảy ra ở các nhóm thông thường như tiền mãn kinh, mãn kinh và sau sinh mà quên rằng phụ nữ khi mang bầu cũng rất dễ bị lãnh cảm.

Lãnh cảm mang thai từ nguyên nhân nào?

Lãnh cảm trong quan hệ tình dục không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hôn nhân Từ khi mang thai đến sinh đẻ là một hành trình dài đầy vất vả với người phụ nữ. Khi thấm nhuần thiên chức cũng như sứ mệnh của mình mà chính họ cũng luôn muốn duy trì, cân bằng tốt nhất mọi việc trong cuộc sống.

Lãnh cảm với tình dục khi mang thai

Lãnh cảm với tình dục khi mang thai

Việc phải “cấm vận” trong quá trình mang thai là một điều hoàn toàn bất đắc dĩ. Với từng trường hợp, mẹ bầu sẽ được khuyên sex ở mức độ hợp lý, đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Nhưng cũng có những trường hợp chính bản thân người phụ nữ cũng không thể lý giải được việc họ không có nhu cầu, không muốn gần chồng, thậm chí là sợ gần gũi mặc dù sex trong hoàn cảnh của họ hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi

Điều này được lý giải rằng, thai phụ thay đổi tâm lý, sinh lý, nội tiết trong thời gian mang bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu sex. Sự thay đổi này gặp ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau.

“Cấm vận” khi mang thai là bất đắc dĩ

Có 2 hormone sẽ tác động mạnh nhất đến quá trình mang thai của phụ nữ gồm estrogen làm nhiệm vụ tăng tiết dịch nhờn âm đạo, progetsterone làm tăng hứng thú và ham muốn tình dục Thì nay, trong khoảng 3 tháng đầu mang thai chúng được kéo về tập trung cho sự hình thành, phát triển và làm tổ của bào thai, dẫn đến cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi khiến họ cảm thấy bị thờ ơ với tình dục

Riêng với progesterone – loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của tử cung để thai có nơi làm tổ vững chắc nhất. Thiếu hụt progesterone là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sảy thai động thai hay chửa ngoài dạ con. Hiển nhiên đây sẽ là giai đoạn phụ nữ “chán chồng” nhất, nhưng đó cũng là điều hết sức tự nhiên và bình thường của cơ thể phụ nữ khi mang thai, nhưng đây cũng sẽ là một dấu mốc cần được người chồng thấu hiểu.

Ở giai đoạn tiếp theo, những ham muốn tình dục thường tăng cao do lượng máu lưu thông đến khu vực nhảy cảm tăng lên theo làm kích thích nhu cầu và người phụ nữ sẽ cảm thấy rất sung mãn.

Tuy nhiên, một số bà bầu lại chia sẻ từ khi mang thai họ không ham muốn “chuyện ấy” khô âm đạo làm ảnh hưởng tới đời sống chăn gối của hai vợ chồng. Việc này cũng dễ hiểu bởi trong quá trình mang thai bên cạnh những thay đổi tâm sinh lý như căng thẳng mệt mỏi làm giảm hứng thú thì sự thay đổi nồng độ hormone như estrogen cũng là yếu tố quyết định. Khi estrogen giảm, thành âm đạo bị teo và mất khả năng tiết dịch nhầy khiến âm đạo khô, gây đau rát khi quan hệ.

Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm phụ nữ gặp khó khăn trong quan hệ tình dục Do nhiều yếu tố thai nhi phát triển lớn làm mệt mỏi đau nhức, cơ thể cồng kềnh và bản năng bảo vệ thai nhi của người mẹ nên gần như mất hẳn sự ham muốn.

Như vậy, sự biến động nội tiết trong quá trình thai kỳ có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tình dục của chị em nên dễ gây ra tình trạng lãnh cảm thai kỳ, diễn biến sẽ còn nặng hơn sau sinh bởi phụ nữ sẽ còn tiếp tục hứng chịu sự suy giảm đột ngột của 2 hormone trên trong suốt thời gian nuôi con nhỏ mất ngủ đêm.

Để khắc phục tình trạng trên, người phụ nữ cần tâm sự với bạn đời để cải thiện tình hình bằng những tư thế phù hợp và kéo dài thời gian dạo đầu. Bên cạnh đó cần sự chuẩn bị chủ động để tự mình thoát khỏi lãnh cảm khi mang thai và sau sinh. Bởi trong thực tế suốt quá trình nuôi con cùng với áp lực cuộc sống thì việc cơ thể tự điều chỉnh cân bằng là vô cùng khó. Vậy nên phụ nữ cũng cần bổ sung 2 hormone quan trọng này sớm nhất có thể sau sinh để điều trị lãnh cảm, điều hòa kinh nguyệt cũng như chống khô âm đạo.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật