Bệnh Shigellosis là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh Shigellosis là gì?

Nhiễm vi khuẩn Shigella (shigellosis) là một bệnh đường ruột gây ra bởi một trong các vi khuẩn được biết đến như shigella. Dấu hiệu chính là tiêu chảy nhiễm trùng shigella, thường là đi ngoài kèm nhiều máu. Bệnh Shigella có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn trong phân. Bệnh cũng có thể lây qua quan hệ tình dục xu hướng cao ở tình dục đồng giới nam

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nhiễm trùng xảy ra khi vô tình ăn vi khuẩn shigella. Điều này có thể xảy ra khi:

- Chạm tay vào miệng

- Ăn thực phẩm bị ô nhiễm

- Nuốt nước bị ô nhiễm

- Xu hướng tình dục: Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới có nguy cơ cao hơn.

- Bệnh có thể lây qua phương thức kích thích thủ dâm cho nhau

- Quan hệ miệng - bộ phận sinh dục

- Quan hệ miệng - hậu môn

- Quan hệ dương vật- hậu môn

Mắc bệnh Shigellosis khiến người bệnh bị tiêu chảy và đau quặn bụng

Mắc bệnh Shigellosis khiến người bệnh bị tiêu chảy và đau quặn bụng

Triệu chứng hường gặp

- Với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau.

- Biểu hiện lâm sàng đa dạng tùy theo sức đề kháng của bệnh nhân, típ huyết thanh, các bệnh mạn tính khác kèm theo. Thông thường, sau khi mắc bệnh 1 – 3 ngày, bệnh nhân đột ngột xuất hiện sốt cao, sốt nóng có gai rét, đôi khi có rét run. Kèm theo sốt là đau đầu nhiều đau toàn bộ đầu mệt mỏi bơ phờ, thờ thẫn mất ngủ da xanh tái chán ăn khát nước môi khô, tiểu ít…

- Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng

- Đi ngoài xuất hiện sau mỗi lần đau quặn bụng

Biến chứng

- Mất nước

- Động kinh

- Sa trực tràng

- Hội chứng tán huyết urê huyết

- Megacolon

- Hội chứng Reiter: Một dạng viêm khớp phản ứng

Bổ sung nước và cách ly bệnh nhân hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho người khác

Bổ sung nước và cách ly bệnh nhân hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho người khác

Điều trị bệnh Shigellosis

- Nhiễm trực khuẩn Shigella thường tự khỏi trong 5-7 ngày.

- Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu lỵ trực khuẩn cấp xảy ra ở trẻ em  

- Kháng sinh: có nhiều loại kháng sinh có thể sử dụng trong điều trị lỵ trực khuẩn như nhóm bactrim, nhóm beta lactam, quinolon… tùy theo tình hình thực tế. Hiện nay, hay sử dụng và hiệu quả nhất là nhóm quinolon.

- Bên cạnh đó, cần cho bệnh nhân sử dụng thêm các thuốc sinh tố an thần, trợ tim mạch và điều trị các triệu chứng khác nếu có.

Phòng bệnh

- Thực hiện vệ sinh ăn uống rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh

- Không chuẩn bị thức ăn cho những người khác nếu bị tiêu chảy

- Cách ly trẻ em có tiêu chảy từ chăm sóc trẻ các nhóm chơi hoặc trường học.

- Chú ý khi sinh hoạt tình dục với người bị bệnh - quan hệ tình dục an toàn

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật