Bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên tìm cách điều trị sớm và hợp lý để tránh ảnh hưởng đến bé.

Cơ thể mẹ bầu luôn có những thay đổi bất thường. Trong đó, không ít mẹ than phiền vì bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy nguyên nhân mẹ bầu bị dị ứng là gì? Và cách trị dị ứng cho bà bầu như thế nào?

Nguyên nhân bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ mẹ bầu có thể bị dị ứng ngứa ngáy bởi các nguyên nhân sau: 

- Trong 3 tháng đầu, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về nội tiết tố estrogen cộng thêm sự căng giãn của tử cung khiến da khô căng da khó chịu và gây ngứa ngáy.

Da khô có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị dị ứng, ngứa ngáy khi mang thai 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Da khô có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị dị ứng, ngứa ngáy khi mang thai 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

- Bụng và ngực lớn lên làm cho da căng ra, rạn da dẫn đến tình trạng bị ngứa.

- Quần áo mẹ chọn đúng loại vải khô cứng hoặc quá chật khiến khi mặc bị ngứa.

- Mẹ bầu bị dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản,…

- Dị ứng thời tiết nóng hoặc lạnh cũng là dạng khá hay gặp khi mang thai

Dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Khi bị dị ứng trong 3 tháng đầu, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần có những biện pháp khắc phục, sau khi sinh con xong bệnh sẽ tự động biến mất. Bên cạnh đó, bệnh cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khả năng tái phát lại ở những lần mang thai tiếp theo là rất thấp.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngứa ở lòng bàn tay bàn chân và ngứa liên tục không đỡ thì nên đi khám để đề phòng căn bệnh ứ mật thai kỳ  

Thông thường, bị dị ứng khi mang thai đều không nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Thông thường, bị dị ứng khi mang thai đều không nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Ứ mật thai kỳ là tình trạng dịch mật do gan sản xuất bị ứ đọng lại trong gan thay vì chúng được di chuyển xuống đường ruột để hấp thu chất béo và các vitamin dạng dầu (vitamin A, E, D). Ứ mật do thai kỳ thường gặp trong 3 tháng cuối của quá trình mang thaiphụ nữ sinh đôi sinh ba hoặc ở những phụ nữ đã mắc bệnh này trong lần sinh trước. 

Ứ mật thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai sinh non hoặc tử vong sau sinh. 

Bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu tình trạng ngứa ngáy khiến thai phụ không thể chịu đựng được. Làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của thai phụ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng sự phát triển của thai nhi Do đó, cần biết cách ứng phó khi bị dị ứng do mang thai

Khi bị ngứa, mẹ bầu cần lưu ý: 

- Vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là các đầu móng tay vì đây là nơi dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn cho nên khi tay sờ vào bụng làm cho bụng bầu của mẹ bị ngứa.

- Hãy mặc quần áo khô ráo và thoải mái vì quần áo cọ xát sẽ làm cho da mẹ bầu bị mẫn ngứa.

- Mẹ bầu không được cào, gãi bởi vì càng cào gãi sẽ càng làm cho cơn ngứa tăng lên.

- Khi quá ngứa có thể đắp gạc mát lên vùng bị ngứa

- Giữ ấm khi về đêm vì khí lạnh có thể làm tăng cơn ngứa

Dù bị ngứa ngáy, mẹ bầu nên tránh ngâm mình trong nước nóng vì nó sẽ khiến da khô hơn và còn tăng nguy cơ sinh non.

Dù bị ngứa ngáy, mẹ bầu nên tránh ngâm mình trong nước nóng vì nó sẽ khiến da khô hơn và còn tăng nguy cơ sinh non.

- Mẹ bầu cần tránh ánh nắng mặt trời trong những thời điểm nắng gắt trong ngày. vì nắng – nóng làm cho da mẫn cảm hơn.

- Nhiều người bị ngứa hay ngâm mình dưới vòi sen, nước ấm nhưng thật ra thói quen này là sai lầm bởi vì nước ấm sẽ làm cho da mẹ bầu bị khô, làm cho lớp dầu trên da bị trôi và da khô ráp, gây ngứa ngáy.

- Bà bầu có thể dùng kem dưỡng da để giữ ẩm vùng bụng nhưng mà không được dùng kem dưỡng ẩm tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật