Chăm sóc phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai thế nào là hợp lý?

Để tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con, phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần được điều trị phù hợp với chế độ chăm sóc khoa học.

Bằng chứng và cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ, tuy nhiên, theo kết quả của các nghiên cứu khác nhau, mức độ lây truyền HIV từ mẹ sang con rất khác nhau, dao động từ 30% đến 40% (trong điều kiện không dùng thuốc và không có các can thiệp y tế).

Tức là 100 bà mẹ nhiễm HIV  mang thai  không được dự phòng HIV từ mẹ sang con thì sẽ có từ 30-40 đứa trẻ sinh ra nhiễm HIV, ngược lại nếu 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai không được dự phòng HIV từ mẹ sang con sớm và đúng cách thì chỉ còn từ 2-5 đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ đó nhiễm HIV.

Do vậy, điều trị và chăm sóc bà bầu nhiễm HIV cần được đặc biệt chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, tránh cho trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ. Theo các chuyên gia, mẹ nhiễm HIV khi mang thai  và gia đình cần lưu ý một số điều sau đây:

Tư vấn và giáo dục sức khoẻ cho phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai

Điều này có vai trò hết sức quan trọng, giúp người phụ nữ có đủ thông tin để quyết định việc đình chỉ thai nghén hoặc tiếp tục mang thai sinh đẻ và nếu quyết định mang thai sinh đẻ sẽ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và thai nhi một cách tốt nhất.

Bằng chứng và cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ (Ảnh minh họa: Internet)

Bằng chứng và cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ (Ảnh minh họa: Internet)

Chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng Theo các chuyên gia về dinh dưỡng lượng thức ăn cần tăng ít nhất 1/4, tăng số bữa ăn hàng ngày đồng thời tăng chất để đảm bảo sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm sữa trứng đậu, lạc, vừng dầu ăn rau quả tươi. Nên ăn 4 - 6 lần trong ngày để hấp thu tốt. Lưu ý, mẹ bầu không được bỏ bữa, không ăn uống qua loa hay chỉ uống nước cho no. Ngoài ra, thai phụ nên thay đổi món ăn để ăn ngon miệng, không nên ăn quá mặn, không dùng đồ uống chứa cất kích thích; không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc; không dùng thuốc xổ…

Về chế độ làm việc khi mang thai

Các bà bầu vẫn có thể lao động theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, không làm việc ban đêm; Để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi/trẻ, các mẹ cũng  lưu ý không làm việc nặng vào những tháng cuối của thai kỳ và tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại và hoá chất.

Vệ sinh khi mang thai

Các thai phụ cần mặc quần áo rộng và thoáng; Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày; Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng; Ngủ đủ, ít nhất 8 giờ mỗi ngày, chú ý nghỉ trưa nếu có thể; Nhà ở phải thoáng khí, sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói; Tránh bơm, thụt rửa trong âm đạo.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường khi có thai

Các dấu hiệu như: Đau bụng; Ra huyết đường âm đạo; Chân tay sưng phù; Đau đầu; Sốt cao; Hoa mắt chóng mặt ngất xỉu;  Rỉ nước đường âm đạo. Khi có bất cứ các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và xử trí thích hợp.

Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần được tư vấn về các hỗ trợ tâm lý, xã hội

Với những phụ nữ mới được phát hiện nhiễm HIV khi mang thai việc nhận kết quả HIV dương tính cũng sẽ gây ít nhiều ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cho họ. Sau một thời gian nhất định, khi người phụ nữ đã vượt qua những khủng hoảng ban đầu, họ bắt đầu chấp nhận tình trạng nhiễm HIV. Khi có hỗ trợ về tâm lý và xã hội sẽ giúp phụ nữ nhiễm HIV có thái độ tích cực vào cuộc sống tương lai và tiếp tục sống với bệnh tật một cách có ích.

Khám và quản lý thai nghén đều đặn

Giống như những người phụ nữ mang thai nói chung, những phụ nữ nhiễm HIV mang thai cũng rất cần phải được khám thai, quản lý thai nghén tại một cơ sở y tế và được chọn nơi đẻ an toàn.Việc khám quản lý và thai nghén sẽ giúp cho người phụ nữ nhiễm HIV đảm bảo theo dõi sức khoẻ trong khi mang thai và sinh đẻ an toàn, tiếp cận và nhận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Với những phụ nữ nhiễm HIV mang thai đang được điều trị thuốc kháng vi-rút (ARV) cho bản thân khi có thai cần được tiếp tục điều trị tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nhưng cũng cần thông báo cho cả bác sĩ sản khoa (người chịu trách nhiệm khám thai) và bác sĩ điều trị biết vì một số loại thuốc kháng HIV có thể có ảnh hưởng đến thai, đặc biệt là khi dùng trong 3 tháng đầu khi mới có thai.

Quản lý và điều trị

Bên cạnh việc chăm sóc thai nhi như những bà mẹ khác, người mẹ nhiễm HIV còn cần  được uống thuốc điều trị ARV và điều trị về HIV phòng tránh lây truyền sang con. Sau khi được xác định HIV dương tính, phụ nữ mang thai sẽ được giới thiệu đến cơ sở y tế để được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, việc điều trị sẽ không phụ thuộc vào gia đoạn lâm sang và số lượng tế bào CD4, không phụ thuộc vào các giai đọan của thai kỳ Điều trị ARV trong suốt thời kỳ mang thai trong khi chuyển dạ sau khi sinh con và tiếp tục điều trị đến suốt đời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật